Muốn xét nghiệm glucose chính xác bạn cần phải làm gì?

Hiện nay, xét nghiệm glucose là một trong những xét nghiệm phổ biến, hay được áp dụng trong Y khoa. Vậy làm thế nào để xét nghiệm glucose trong máu cho kết quả chính xác là vấn đề quan tâm của rất nhiều người.

Muốn xét nghiệm glucose chính xác bạn cần phải làm gì? Muốn xét nghiệm glucose chính xác bạn cần phải làm gì?

Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học y học nên kết quả xét nghiệm đã giúp cho việc chẩn đoán bệnh khá chính xác, góp phần hỗ trợ theo dõi sức khỏe và điều trị bệnh hiệu quả. Trong đó, xét nghiệm glucose là một trong những xét nghiệm phổ biến, hay được áp dụng trong Y khoa. Vậy làm thế nào để xét nghiệm glucose trong máu cho kết quả chính xác là vấn đề quan tâm của rất nhiều người.

Glucose máu là gì?

Glucose máu (hay còn gọi là đường máu) là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và trực tiếp cho cơ thể con người, được dự trữ cốt yếu ở gan dưới dạng glycogen. Bên cạnh đó, glucose máu là nguồn “nhiên liệu” cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Glucose còn tham gia vào trong quá trình tạo các tổ chức liên kết cơ bản trong cơ thể con người như hormone, màng tế bào, men, vitamin, kháng thể, kháng nguyên.

Glucose có 2 nguồn tạo thành:

  • Nội sinh: tự tổng hợp từ việc chuyển hóa lipid, protid, ...
  • Ngoại sinh (chuyển hóa các carbohydrate do thức ăn cung cấp): cơ thể nạp năng lượng từ thức ăn, tinh bột, nước, ... Sau đó sẽ tiêu hóa thành glucose và các dưỡng chất thiết yếu khác.
vicare.vn-muon-xet-nghiem-glucose-chinh-xac-can-phai-lam-gi-body-1
Xét nghiệm glucose máu có nhiều ý nghĩa đối với sức khỏe con người

Ý nghĩa của xét nghiệm glucose máu

Xét nghiệm glucose máu chính là xác định hàm lượng glucose trong máu để nắm bắt được tình trạng đường huyết trong cơ thể.

Thông thường, việc chỉ định xét nghiệm glucose máu thường được áp dụng trong các trường hợp dưới đây:

  • Cảm thấy có những triệu chứng như tăng glucose trong máu (khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, mờ mắt), hạ glucose máu (run rẩy, đổ mồ hôi, lo âu, mờ mắt)
  • Kiểm soát và phòng tránh tiểu đường thai kỳ. Nếu chị em có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao (độ tuổi trên 35, béo phì, có tiền sử tiểu đường khi mang thai hoặc trong gia đình có trường hợp mắc bệnh) thì cần được tầm soát cẩn thận bằng cách xét nghiệm glucose cho bà bầu.
  • Giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường khi có các dấu hiệu nghi ngờ
  • Sàng lọc bệnh: trong quá trình khám sức khỏe định kỳ, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
  • Giám sát tình trạng đường huyết của bệnh nhân tiểu đường
  • Tiền sử mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch gây ra

Các loại xét nghiệm glucose

Dưới đây là một số loại xét nghiệm glucose hay được áp dụng trong Y khoa:

  • Xét nghiệm glucose máu lúc đói: đây là loại xét nghiệm phổ biến, thường quy nhất trong việc phát hiện, chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Xét nghiệm được tiến hành sau khi bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 8 tiếng.
  • Xét nghiệm glucose sau ăn: xét nghiệm này được thực hiện đúng 2 giờ sau khi ăn nhằm xác định cơ thể phản ứng ra sao với glucose và tinh bột sau khi ăn.
  • Xét nghiệm glucose ngẫu nhiên: loại xét nghiệm glucose máu này có thể tiến hành bất cứ thời điểm nào trong ngày và được làm vài lần/ngày. Nếu kết quả nồng độ glucose biến động lớn trong ngày thì chứng tỏ sức khỏe của bạn có bất ổn.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống: có tác dụng chẩn đoán tiền tiểu đường và tiểu đường, hay được áp dụng cho thai phụ có đường huyết cao. Mẫu máu được lấy sau khi uống chất lỏng có chứa glucose để mang đi xét nghiệm.
  • Xét nghiệm HbA1c máu: đây là xét nghiệm lượng đường glucose kết hợp với hồng cầu trong máu. Ý nghĩa của loại xét nghiệm này dùng để chẩn đoán tiểu đường, xem xét việc kiểm soát bệnh tiểu đường có đáp ứng tốt với cách điều trị hay không.
vicare.vn-muon-xet-nghiem-glucose-chinh-xac-can-phai-lam-gi-body-2
Xét nghiệm glucose muốn chính xác cần đảm bảo nhiều yếu tố

Để xét nghiệm glucose chính xác cần làm những gì?

Nắm vững về tiến trình xét nghiệm glucose:

Việc lấy mẫu máu để xét nghiệm sẽ được nhân viên y tế tiến hành theo các bước sau:

  • Quấn dây đàn hồi quanh phần trên của bắt tay để ngăn cho máu lưu thông và tĩnh mạch phía dưới phình ra dễ chích kim vào.
  • Khử trùng bằng cồn vào vị trí sẽ đâm kim tiêm.
  • Chích kim vào tĩnh mạch, sau đó mở dây quấn đàn hồi ra.
  • Máu sẽ được rút vào ống xilanh hoặc ống nghiệm gắn liền.
  • Ấn gạc hoặc bông vào chỗ lấy máu sau khi rút kim ra nhằm cầm máu.

Kết quả xét nghiệm có thể biết sau 1 – 2 giờ. Nồng độ glucose khi lấy máu ở tĩnh mạch có thể khác với máu được lấy từ đầu ngón tay.

Tránh những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:

Bệnh nhân cần tuân thủ đúng khuyến cáo của nhân viên y tế, tránh mắc phải những sai lầm dưới đây khiến cho việc xét nghiệm không thể tiến hành hoặc kết quả không đáng tin cậy:

  • Ăn hoặc uống trong thời gian cách 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm glucose khi đói, trong vòng 2 giờ đối với xét nghiệm glucose 2 giờ sau khi ăn.
  • Sử dụng thức uống có chứa cồn như bia, rượu một vài ngày trước khi làm xét nghiệm.
  • Bị ốm hoặc thần kinh căng thẳng, hút thuốc và uống nhiều caffeine.
  • Đang sử dụng một số thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai theo đường uống, thuốc chống loạn thần kinh không điển hình, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chẹn bêta giao cảm, Aspirin, thuốc thuộc nhóm phenytoin, sulfonylurea, estrogens, ... đều ảnh hưởng ít nhiều đến độ chính xác của các chỉ số glucose trong máu. Vì vậy nên tạm ngưng dùng thuốc ít ngày trước khi làm xét nghiệm glucose máu.
  • Bệnh nhân gắng sức quá mức, bị sốc, xúc cảm mạnh có thể làm tăng nồng độ glucose máu một cách sinh lý.

Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm glucose:

  • Nên ưu tiên đi xét nghiệm vào buổi sáng
  • Cần nghỉ ngơi, thư giãn trước khi xét nghiệm để có một tinh thần thoải mái nhất, tránh hoạt động mạnh
  • Cảm giác khi lấy máu có thể đau hoặc không đau tùy thuộc vào trình độ của nhân viên y tế, mức độ chịu đau của bệnh nhân, ...
  • Sự thay đổi tư thế đột ngột của bệnh nhân khi lấy máu cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ glucose. Do vậy, nên giữ nguyên tư thế khi lấy máu để cho kết quả chính xác.
  • Rủi ro khi lấy máu như xuất hiện vết bầm nhỏ, tĩnh mạch lấy máu bị sưng tấy, nóng đỏ, chảy máu kéo dài do rối loạn đông máu, ... Trong trường hợp này cần thông báo trước với nhân viên y tế để có biện pháp xử lý.

Cách đọc kết quả xét nghiệm glucose máu như thế nào là chính xác?

Để biết được kết quả xét nghiệm glucose máu, bệnh nhân cần nhờ đến bác sĩ chuyên khoa huyết học, không được tự phán đoán.

Dưới đây là một vài gợi ý về chỉ số xét nghiệm theo khuyến cáo của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ để người bệnh tham khảo:

Nồng độ glucose bình thường:

vicare.vn-muon-xet-nghiem-glucose-chinh-xac-ban-can-phai-lam-gi-body-3

Chỉ số bất thường đối với xét nghiệm lúc đói:

vicare.vn-muon-xet-nghiem-glucose-chinh-xac-ban-can-phai-lam-gi-body-4

Chỉ số bất thường đối với xét nghiệm glucose sau 2 giờ ăn:

vicare.vn-muon-xet-nghiem-glucose-chinh-xac-ban-can-phai-lam-gi-body-5

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ:

vicare.vn-muon-xet-nghiem-glucose-chinh-xac-ban-can-phai-lam-gi-body-6

Có thể tự xét nghiệm glucose máu tại nhà không?

Nếu được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân theo dõi glucose máu tại nhà bằng máy đo đường. Lúc này, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách lấy máu, cách nhận biết lượng glucose trong máu cao hay thấp vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Bằng cách này bệnh nhân có thể chủ động xem xét chế độ ăn uống và thuốc điều trị có tác dụng không.

Những trường hợp còn lại, nếu không có chỉ định của bác sĩ thì tuyệt đối không được tự thực hiện tại nhà mà cần đến cơ sở y tế.

Có thể xét nghiệm glucose nước tiểu thay máu không?

Trong hầu hết các trường hợp thì không thể xét nghiệm glucose nước tiểu thay máu. Bởi vì glucose hiển thị trong nước tiểu chỉ trong trường hợp thận bị hư hại hoặc glucose trong máu ở mức độ rất cao nên mới đào thải, rò rỉ ra ngoài nước tiểu. Tuy nhiên, glucose niệu đôi khi được sử dụng như chỉ số tham khảo ban đầu để nhận biết mức độ glucose trong máu cao, tiếp theo cần phải làm thêm xét nghiệm glucose máu.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm mức độ dung nạp glucose của cơ thể
  • Chỉ số glucose trong xét nghiệm máu bao nhiêu là bình thường?