Muốn trẻ giảm nhiệt khi bị sốt, mẹ đừng quên cho con tắm nước gừng
Gừng không chỉ là thức ăn mà nó còn là một loại thảo mộc chữa bệnh cực kỳ tốt. Nó được sử dụng trong Đông y để giải phong hàn, chống nôn ói, làm ấm tỳ vị, lưu thông khí huyết. Nước gừng có tác dụng lưu thông khí huyết và mở lỗ chân lông giúp cơ thể thải độc.
Muốn trẻ giảm nhiệt khi bị sốt, mẹ đừng quên cho con tắm nước gừng
Gừng không chỉ là thức ăn mà nó còn là một loại thảo mộc điều trị bệnh cực kỳ tốt. Nó được sử dụng trong Đông y để giải phong hàn, chống nôn ói, làm ấm tỳ vị, lưu thông khí huyết. Nước gừng có tác dụng lưu thông khí huyết và mở lỗ chân lông giúp cơ thể thải độc.
Lợi ích khi cho trẻ khi tắm nước gừng
Lưu thông máu
Trong gừng có rất nhiều chất kẽm, crôm và magiê nên sau khi tắm gừng sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, đảm bảo cung cấp oxy đầy đủ tới cơ thể bé, giúp cơ thể luôn hồng hào khoẻ mạnh
Giải độc và giữ ấm cơ thể
Đây chính là tác dụng quan trọng nhất đối với bé khi tắm nước gừng, nhất là vào mùa đông. Khi bé ngâm mình trong chậu nước gừng ấm, bé hít vào khiến cơ thể thoải mái, 2 hốc mũi lưu thông, cơ thể được giữ ấm và tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh cảm cúm thông thường.
Khi mẹ cho bé tắm nước gừng sẽ kích thích cơ thể toát mồ hôi, đẩy nhanh sự tuần hoàn của máu, giúp thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Bằng cách loại bỏ các độc tố có trong cơ thể, cơn sốt của bé sẽ nhanh dứt hơn.
3 điều cần nhớ khi tắm cho trẻ bằng nước gừng
1. Giữ cho trẻ không bị mất nước
Việc quan trọng nhất là giữ cho trẻ không bị mất nước. Sốt cao làm bé bị mất nước, vì vậy cần làm mọi cách để bổ sung thêm nước cho trẻ. Trước khi bắt đầu tắm, khuyến khích trẻ uống một ít gừng hoặc trà bạc hà, khoảng 30 - 100ml tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa được kích thích, cũng như bổ sung nước và chất dinh dưỡng từ các loại thảo mộc vào cơ thể.
2. Đừng để quá nóng
Mặc dù cần giúp trẻ kích thích mồ hôi toát ra nhưng không cần phải tiếp thêm nhiệt cho trẻ. Giữ nước tắm ấm vừa phải, không quá nóng. Mục đích khi tắm là giúp lỗ chân lông mở ra để mồ hôi và chất độc có thể thoát ra ngoài.
3. Tắm nhanh
Nước gừng sẽ kích thích cơ thể chỉ trong vòng vài phút, đặc biệt là nếu bé uống nước gừng trước đó. 5 - 10 phút là tất cả thời gian cần và đủ để tắm cho trẻ. Chỉ một vài phút thôi cũng đủ để gừng tác động và làm mở lỗ chân lông.
Cách tắm bằng nước gừng cho trẻ
- Thái một vài lát gừng tươi và cho vào nồi
- Đổ nước vào nồi, đun sôi trong khoảng 20 phút
- Đổ vào bồn tắm và pha thêm nước sao cho nhiệt độ chỉ ở khoảng 37 - 38 độ. Bạn cần đảm bảo nước tắm không quá nóng hoặc quá lạnh.
Sau khi tắm xong, bạn lau khô và cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Thông thường, sau khi tắm nước gừng xong, trẻ thường khá buồn ngủ nên cần không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi.
Xem thêm:
- Tắm cho trẻ bằng nước lá: Lợi hay hại?
- Cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà chuẩn nhất Vịnh Bắc Bộ