Mụn trứng cá có phải là bệnh lây nhiễm không?

Mụn trứng cá là một bệnh phổ biến nhất là ở những nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Ngoài việc ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ, mụn trứng cá cũng ảnh hưởng đến những sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Do đó, không ai muốn mình bị mụn. Vì vậy, có lẽ đó là lý do tại sao nhiều người cảm thấy hơi lo lắng khi đến gần người có mụn trứng cá. Bạn sẽ tự hỏi liệu mụn trứng cá có phải là bệnh lây nhiễm không?.

Mụn trứng cá có phải là bệnh lây nhiễm không? Mụn trứng cá có phải là bệnh lây nhiễm không?

Mụn trứng cá có phải là bệnh lây nhiễm không?

Có một số bệnh về da có thể lây lan nhưng mụn trứng cá không phải là một trong số những trường hợp đó. Mụn trứng cá thông thường không thể truyền từ người này sang người khác như cảm lạnh hoặc cúm. Bạn có thể chạm, ôm và hôn một người bị mụn mà không sợ gặp vấn đề về da. Bạn thậm chí có thể dùng cùng một khăn hoặc xà phòng với người bị mụn mà không sợ bị lây. Bạn sẽ không nổi mụn vì không thể bị lây mụn trứng cá.

Mụn trứng cá là một vấn đề cực kỳ phổ biến về da. Gần như mọi người sẽ chịu những mức độ mụn trứng cá tại những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của họ. Vì vậy, nếu bạn bị nổi mụn một hoặc hai tuần sau khi đi chơi với người bị mụn trứng cá không có nghĩa là bị lây mụn từ họ.

vicare.vn-mun-trung-ca-co-phai-la-benh-lay-nhiem-khong-body-1

Nguyên nhân gây bệnh mụn trứng cá

Sau khi có thông tin về vấn đề mụn trứng cá có phải là bệnh lây nhiễm không, liệu bạn có băn khoăn tại sao mình bị mụn trứng cá không?

Ba nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá là: trên bề mặt da có tế bào chết bị mắc kẹt trong lỗ chân lông, dư thừa dầu tự nhiên của da (gọi là bã nhờn) và vi khuẩn gây mụn trứng cá Propionibacterium acnes (P. acnes).

P. acnes là loại vi khuẩn thường xuyên có mặt trên da. Nó thường không được truyền từ người này sang người khác, vì vậy bạn không phải lo lắng về việc bị lây vi khuẩn này và phát triển mụn trứng cá. Theo tự nhiên, P. acnes thường vô hại nhưng khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi tế bào chết hoặc bã nhờn, nó sẽ tạo ra một môi trường yếm khí nơi P. acnes phát triển mạnh. Các vi khuẩn kích thích niêm mạc lỗ chân lông, tạo ra vết sưng đỏ và viêm.

Bạn nghĩ mình bị mụn trứng cá? Hay một vấn đề khác về da

Bạn sẽ thấy mình bị mụn trứng cá ở mặt hoặc lưng sau hai đến ba ngày kể từ khi vi khuẩn bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề khác về da có thể gây ra mụn nhọt và nổi mụn giống như mụn trứng cá.

Nếu bạn phát hiện tuy đã chăm sóc kĩ và da luôn sạch sẽ nhưng vẫn bị nổi mụn thì nên đến gặp bác sĩ ngày. Trong cùng thời gian hoặc trước đó một tuần, bạn bè hoặc thành viên trong gia đình bị phát ban thì những nốt sưng đỏ sẽ giống với mụn trên người bạn. Mụn trứng cá thì không lây từ người này sang người khác, nhưng các loại phát ban khác lại có thể làm được điều đó..

Nếu không chắc chắn 100% những mẩn đỏ trên da đó là mụn trứng cá, thì cách tốt nhất là đến gặp các bác sĩ chuyên khoa - những người sẽ cho bạn biết chính xác những gì đang xảy ra với làn da của bạn.

Mụn trứng cá có thể điều trị được không

vicare.vn-mun-trung-ca-co-phai-la-benh-lay-nhiem-khong-body-2

Nếu bạn phải chịu tình trạng mụn trứng cá trên da trong thời gian dài thì các chuyên gia da liễu sẽ đưa ra một kế hoạch trị liệu rõ ràng để cải thiện tình hình trở nên tốt hơn. Mặc dù không có cách chữa trị mụn trứng cá triệt để , nhưng nó có thể được điều trị tránh trở nên tồi tệ hơn, ảnh hưởng lớn đến mặt thẩm mỹ cũng như sức khỏe của người bệnh. Bạn nên xem xét một trong những vấn đề sau để cải thiện tình trạng bệnh của mình:

  • Kiểm tra lại nguồn gốc của những loại mỹ phẩm đang sử dụng hoặc có phù hợp với làn da của mình hay không. Nếu có vấn đề nghi ngờ hoặc không rõ ràng bạn cần dừng ngay không sử dụng nữa vì mỹ phẩm không thích hợp là một trong những nguyên nhân gây mụn trứng cá rất phổ biến. Trong trường hợp bạn vẫn muốn trang điểm thì nên chọn các loại mỹ phẩm đến từ thiên nhiên. Đặc biệt lưu ý, vệ sinh cọ trang điểm 1 tuần 1 lần với nước tẩy trang.
  • Vệ sinh sạch sẽ khăn mặt và áo gối thường xuyên vì đây thường là nơi vi khuẩn trú ngụ cũng như sinh sôi nếu như không được làm sạch.
  • Dừng ngay thói quen sờ lên mụn, da vùng mụn. Bởi bàn tay của mình thường rất bẩn do đã tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn từ những vật dụng xung quanh. Mụn trứng cá không lây sang người khác nhưng sẽ lây lan trên chính da bạn, nếu như bạn cứ sờ mó và tệ hơn là nặn mụn không đúng cách.
  • Tích cực ăn uống những thực phẩm tốt cho da, bổ sung rau xanh và trái cây và uống nhiều nước, không thức khuya, ngủ đủ giấc, không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá,.
  • Khuyến khích vệ sinh da mặt hằng ngày 2 lần với sữa rửa mặt có chứa chất Salicylic acid để hạn chế sự sản sinh và lây lan vi khuẩn.

Khi đã có được câu trả lời cho băn khoăn mụn trứng cá có phải là bệnh lây nhiễm không thì nếu có một người bạn hoặc thành viên gia đình bị mụn trứng cá bạn không nhất thiết phải tránh xa học. Trong trường hợp bạn là người bị mụn trứng cá, bạn không phải lo lắng sẽ truyền mụn cho những người thân xung quanh.

Xem thêm:

  • Tại sao bắp cải muối, kim chi, chuối xanh lại tốt cho đường ruột?
  • Sự thật thông tin ăn xoài bị nóng, nổi mụn nhọt
  • Ăn mì Omachi có nổi mụn không?