Mụn mọc ở cổ là bệnh gì?
Mụn luôn là những đối tượng gây ra phiền phức và khó chịu. Ngoài tình trạng mụn ở mặt, mụn mọc ở cổ cũng cực kỳ phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để chắc chắn bạn có thể khắc phục sớm nhất, hãy tìm hiểu những nguyên nhân gây mụn mọc ở cổ ngay trong bài viết sau.
Mụn mọc ở cổ là bệnh gì?
Mụn luôn là những đối tượng gây ra phiền phức và khó chịu. Ngoài tình trạng mụn ở mặt, mụn mọc ở cổ cũng cực kỳ phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để chắc chắn bạn có thể khắc phục sớm nhất, hãy tìm hiểu những nguyên nhân gây mụn mọc ở cổ ngay trong bài viết sau.
1. Nguyên nhân gây mụn ở cổ
Vấn đề mụn mọc ở cổ có phần lớn nguyên nhân đến từ các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong cơ thể (không có nhiều sự liên quan đến bệnh lý), trong đó nổi bật là:
Sự thay đổi về nội tiết tố
Đặc biệt là ở các bạn gái, khi đến chu kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố sẽ kích thích hoạt động mạnh mẽ của tuyến bã nhờn và vì thế khiến lượng chất nhờn tiết ra không kiểm soát. Thông thường, lượng bã nhờn này sẽ tồn đọng và gây mụn trên mặt. Trong một số trường hợp, khi tiết quá nhiều, nhờn sẽ lan đến cổ và lưng, tạo điều kiện hình thành mụn.
Một số thay đổi bên ngoài khác như thay đổi thổ nhưỡng, khí hậu, thực phẩm, thuốc hoặc căng thẳng... sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề sinh hóa của cơ thể, từ đó dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, gây mụn cổ.
Do sản phẩm dưỡng da, dưỡng tóc
Nguyên nhân lớn thứ hai gây ra tình trạng mụn mọc ở cổ đến từ mỹ phẩm bạn sử dụng hàng ngày, có thể là các sản phẩm chăm sóc da hoặc chăm sóc tóc như kem dưỡng, kem ủ, dầu gội, dầu xả... có thành phần không phù hợp, gây tình trạng kích ứng, bít tắc lỗ chân lông, từ đó khiến mụn phát sinh.
Một số loại nước hoa vùng cổ chứa nhiều hương liệu cũng có thể gây mụn cổ với biểu hiện là những vết mụn nhỏ li ti.
Chế độ dinh dưỡng
Khi bạn đang có một chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh, ăn quá nhiều món cay nóng hoặc đồ chua, sử dụng thường xuyên các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá... cũng gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho gan, dẫn đến tình trạng mụn thêm nghiêm trọng.
Ở trường hợp này, mụn không chỉ xuất hiện ở cổ mà còn đi kèm theo nhiều vùng khác như mặt, lưng hoặc cánh tay...
Vấn đề vệ sinh vùng cổ không tốt
Nếu như cổ của bạn không được giữ vệ sinh tốt, ví dụ như tiết mồ hôi quá nhiều nhưng không được xử lý, mặc quần áo và phụ kiện quanh cổ gây nóng, thậm chí là bụi bẩn từ tóc dài bám quanh cổ... đều có thể gây ra mụn.
Mụn mọc ở cổ là bệnh gì?
Nếu như mọi yếu tố trên đều không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn trên cổ của bạn, có khả năng bạn đang mắc một căn bệnh nào đó, ví dụ như nhiễm trùng da, bệnh áp xe, Keloid (thường xảy ra trong quá trình hồi phục vết thương, dễ để lại sẹo)... Lúc này, bạn cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sỹ da liễu có chuyên môn để khắc phục tình trạng trên.
2. Hướng dẫn cách xử lý mụn mọc ở cổ
Nguyên tắc điều trị mụn mọc ở cổ tại nhà
Thông thường, mụn nhọt có thể tự biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần nếu bạn có chế độ chăm sóc hợp lý. Trên nguyên tắc, để đảm bảo cho quá trình hồi phục và đẩy lùi mụn trên cổ, bạn cần:
- Mỗi ngày rửa nhẹ nhàng vùng cổ bị mụn bằng xà phòng và nước ấm ít nhất 2 lần.
- Có thể chườm một miếng vải nóng tại khu vực bị mụn trong khoảng 10 – 15 phút vài lần mỗi ngày để giúp lỗ chân lông thông thoáng.
- Tránh đụng chạm đến vùng da bị mụn hoặc nặn mụn.
- Giảm tối đa sự tiếp xúc của mụn với nắng mặt trời, đổ ẩm, gió...
- Nên mặc đồ rộng cổ để tránh gây các áp lực lên vùng da mụn.
Nên sử dụng sản phẩm nào để trị mụn cổ?
Ở tình trạng mụn nhẹ, bạn có thể sử dụng một số biện pháp thảo dược với đặc tính kháng khuẩn – kháng viêm để khắc phục một cách nhanh chóng và an toàn, ví dụ như tinh dầu hoa anh thảo, tinh dầu hoa hồng, trà ấm, tinh dầu oải hương...
Nếu bạn bị mụn ở mức trung bình, một số loại thuốc bôi lưu sau có thể sẽ giúp bạn:
- Benzoyl peroxide: đây là hoạt chất kháng khuẩn mạnh mẽ, có thể tiêu diệt đáng kể lượng vi khuẩn đang tích tụ bên trong và hỗ trợ tốt trong giảm viêm, tiêu sưng.
- Salicylic Acid: làm khô nhân mụn nhanh chóng, tạo điều kiện để lấy nhân mụn ra ngoài.
- Lưu huỳnh: lưu huỳnh cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn bên trong, tuy nhiên không phải là sản phẩm được bôi tùy tiện. Bạn chỉ nên chấm một ít lưu huỳnh lên các chấm mụn, tránh thoa lan rộng vì có thể gây kích ứng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những loại thuốc bôi lưu trên kèm với sản phẩm chăm sóc da với thành phần AHA, Retinol...
Tuy nhiên, nếu như thuốc thoa không thể khắc phục hoặc khắc phục rất ít mụn cổ, các bác sỹ sẽ nghĩ đến biện pháp kê toa thuốc toàn thân, hầu hết đều sẽ có tác dụng lên toàn bộ cơ thể. Tùy thuộc theo giới tính, tuổi tác và sức khỏe tổng quát, tình trạng mụn cụ thể của mỗi người, bạn sẽ có một số nhóm thuốc như: kháng sinh, isotretinoin, các loại thuốc kiểm soát nội tiết tố.
Trường hợp quá nặng, một số liệu pháp khác như quang trị liệu, mặt nạ hóa học, trị liệu laser... sẽ được tiến hành.
Tình trạng mụn mọc ở cổ có thể đến từ nhiều nguyên nhân, do bệnh hoặc không do bệnh. Vì vậy, bạn cần phải xem xét thêm các yếu tố khác. Bên cạnh đó, nếu là nguyên nhân không do bệnh, bạn cũng có thể khắc phục tại nhà bằng một số giải pháp được đề cập trong bài viết.
Xem thêm:
- Các cách trị mụn thâm ở mông hiệu quả tại nhà
- 5 cách chăm sóc da trị mụn ở lưng tại nhà cực kỳ hiệu quả
- 5 cách trị mụn đầu đen ở mũi tận gốc tại nhà bạn nên biết