Mụn đầu đen : đặc điểm và nguyên nhân
Mụn đầu đen có lẽ đã không còn xa lạ gì đối với mọi người và thậm chí, rất nhiều bạn trẻ xem mụn đầu đen như một cơn ác mộng. Hãy xem ngay bài viết này để tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm mụn đầu đen là gì, những nguyên nhân gây mụn đầu đen cũng như cách điều trị, chăm sóc hiệu quả nhất khi bị mụn đầu đen nhé
Mụn đầu đen : đặc điểm và nguyên nhân
Mụn đầu đen có lẽ đã không còn xa lạ gì đối với mọi người và thậm chí, rất nhiều bạn trẻ xem mụn đầu đen như một cơn ác mộng. Hãy xem ngay bài viết này để tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm mụn đầu đen là gì, những nguyên nhân gây mụn đầu đen cũng như cách điều trị, chăm sóc hiệu quả nhất khi bị mụn đầu đen nhé.
1. Mụn đầu đen là gì?
Mụn đầu đen là gì có lẽ là câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm. Mụn đầu đen là một loại mụn xuất hiện khi lỗ nang lông bị tắc do nguyên nhân nào đó. Lúc đầu, mụn sẽ không có màu rõ rệt. Tuy nhiên, do sự tiếp xúc với oxy trong không khí lâu ngày, đầu mụn sẽ bị oxy hóa và ngả sang màu đen.
Loại mụn đầu đen này rất dễ phát hiện trên vùng da mặt, xuất hiện đặc biệt nhiều ở 2 bên cánh mũi. Ở một vài người, mụn đầu đen cũng xuất hiện ở những nơi khác như lưng, cổ, ngực, cánh tay hay bả vai. Đặc tính của loại mụn này là không gây đau nhức, sưng tấy hay viêm đỏ như một số loại mụn bọc, mụn mủ. Tuy nhiên, nếu như bạn tự ý nặn ra, chúng sẽ có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn, đôi khi xảy ra nhiễm trùng và trở thành mụn viêm.
2. Nguyên nhân nào gây ra mụn đầu đen?
Nguyên nhân gây mụn đầu đen
Sự xuất hiện và phát triển của mụn đầu đen có rất nhiều nguyên nhân, bao gồm một số nguyên nhân chính sau:
- Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh và tiết nhiều dầu, nhờn trên da.
- Bã nhờn dư thừa kết hợp với tế bào chết trên da, gây tắc nghẽn nang lông.
- Một số loại thuốc như Corticoid, Lithium, Androgen hay thuốc ngừa thai cũng gây mụn đầu đen.
- Sự thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt... cũng gây ra tình trạng mụn đầu đen
- Sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn trên da mặt, đặc biệt là vi khuẩn Propionibacterium gây mụn đầu đen
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị mụn đầu đen
Mụn đầu đen có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi. Tuy nhiên, theo nhiều thống kê, ở nữ giới có tỷ lệ bị mụn đầu đen cao hơn rất nhiều so với nam giới. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ bị loại mụn này như:
- Mỹ phẩm hoặc các chất tẩy rửa, quần áo... gây bít và tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Mồ hôi chảy quá nhiều hay thường xuyên ở trong môi trường nóng - ẩm.
- Chế độ dinh dưỡng thừa mỡ, thiếu chất xơ và vitamin.
- Lối sống kém lành mạnh, sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá... cũng gây mụn.
3. Điều trị mụn đầu đen như thế nào?
Sau khi tìm hiểu rõ “Mụn đầu đen là gì?” cũng như những nguyên nhân gây ra loại mụn này, chắc chắn rất nhiều bạn đang tò mò không biết làm thế nào để hạn chế cũng như điều trị loại mụn này.
Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp để điều trị mụn đầu đen như:
- Sử dụng thuốc: Một số thuốc có chứa thành phần Acid Salicylic hay Benzoyl Peroxide ở dạng kem, dạng mỡ, xà phòng... đều có tác động nhất định đến sự phát triển của mụn đầu đen. Trong trường hợp những loại thuốc này không đạt hiệu quả cao, bạn nên tìm bác sỹ da liễu để được kê toa các loại thuốc mạnh hơn để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, thúc đẩy sự tái tạo da.
- Nặn mụn bằng công cụ chuyên dụng: Một số bác sỹ da liễu sẽ dùng các công cụ và thiết bị chuyên dụng để loại bỏ mụn đầu đen khỏi da và các vết bẩn tích lũy trong lỗ chân lông.
- Mặt nạ lột mụn: loại mặt nạ này được bày bán ở nhiều nơi như nhà thuốc, siêu thị... Tùy theo nhu cầu và sở thích, bạn có thể tham khảo một số loại mặt nạ và mua về sử dụng.
- Gel lột mụn: Ngoài mặt nạ thì gel lột mụn đầu đen cũng rất được yêu thích hiện nay, hầu hết đều có nguồn gốc tại Việt Nam, có chiết xuất thiên nhiên và an toàn cho da.
- Bột nổi: bạn cũng có thể loại bỏ mụn đầu đen bằng cách trộn hỗn hợp baking soda với nước (tỷ lệ 1:1), sau đó chà hỗn hợp này lên vùng cơ thể bị mụn, để yên khoảng 15 phút đến khi khô và sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
- Bột yến mạch: Thực hiện tương tự như đối với baking soda, mỗi tuần thực hiện khoảng 2 đến 3 lần, bạn sẽ thấy tình trạng mụn đầu đen được cải thiện một cách đáng kể, hạn chế sự bóng nhờn trên da và lỗ chân lông thu nhỏ hẳn lại, làn da tươi sáng, mịn màng.
- Kem đánh răng: Mỗi tuần, bạn chỉ cần thoa kem đánh răng lên vùng bị mụn đầu đen từ 2 đến 3 lần, mỗi lần để trong khoảng 15 phút và rửa sạch. Lưu ý kem đánh răng sẽ gây khô da và khiến da dễ bắt nắng nên bạn hạn chế dùng phương pháp này vào buổi sáng.
- Lòng trắng trứng: Đây là phương pháp cổ điển được nhiều người kiểm chứng trong việc loại bỏ mụn đầu đen. Đầu tiên, hãy thoa lòng trắng trứng lên vùng mũi bằng một miếng vải mềm hay bông gòn. Sau đó, chờ đến khi hoàn toàn khô và lột mặt nạ ra, rửa sạch với nước.
Qua bài viết này, chắc chắn bạn đọc sẽ không còn thắc mắc “Mụn đầu đen là gì?” nữa. Hãy áp dụng một số phương pháp trong bài viết này để nhanh chóng loại bỏ mụn đầu đen khỏi da mặt. Nếu tình trạng mụn quá nặng, bạn có thể tìm gặp các bác sỹ da liễu để có liệu trình điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm:
- Đánh bay mụn đầu đen tại nhà bằng kem đánh răng
- Tự chế mặt nạ lột mụn đầu đen tại nhà
- Phương pháp nặn mụn đầu đen đúng kỹ thuật