Mụn cơm xuất hiện ở những vị trí nào trên cơ thể? Cách chữa mụn cơm tại nhà hữu hiệu nhất là gì?

Mụn cơm là bệnh lý phổ biến ở da mà khá nhiều người gặp phải. Mặc dù không đe dọa đến sức khỏe nhưng vì mục đích thẩm mỹ, ngăn chặn sự lây lan mà người bệnh vẫn mong muốn tìm cách chữa mụn cơm. Vậy đâu là cách chữa mụn cơm tại nhà hiệu quả nhất, mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin qua bài viết dưới đây nhé.

Mụn cơm xuất hiện ở những vị trí nào trên cơ thể? Cách chữa mụn cơm tại nhà hữu hiệu nhất là gì? Mụn cơm xuất hiện ở những vị trí nào trên cơ thể? Cách chữa mụn cơm tại nhà hữu hiệu nhất là gì?

Mụn cơm là gì?

Mụn cơm (còn gọi là mụn cóc) là những u nhỏ có bề mặt thường sần sùi và lành tính. Nguyên nhân gây mụn cơm là do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Những nốt mụn có kích thước bằng hạt cơm có thể phát triển trong nhiều năm tháng mới quan sát thấy được kể từ khi chúng xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài.

Mụn cơm có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn vì chúng rất hiếu động, hay làm trầy xước chân tay hoặc đi chân không, thói quen cắn móng tay, nghịch đất cát và lê la dưới đất – nơi có chứa nhiều virus HPV. Ngoài ra, chị em phụ nữ thường đi làm móng tay, móng chân bên ngoài không đảm bảo vệ sinh cũng bị mụn cơm. Những người có hệ miễn dịch bị suy giảm do bệnh tật (ung thư máu, lymphoma, nhiễm HIV/AIDs) dễ bị mụn cơm và lâu khỏi hơn các trường hợp khác.

HoiBenh.vn-mun-com-xuat-hien-o-vi-tri-nao-body-2
Mụn cơm là những u nhỏ có bề mặt thường sần sùi và lành tính

Điểm danh 7 loại mụn cơm thường gặp cách nhận biết

  • Mụn cơm thông thường: Có hình giống súp lơ hoặc có thể là một chấm đen hay sẫm màu nhỏ. Nếu thấy hiện tượng da đổi màu bất thường thì dễ có nguy cơ nhiễm trùng ở lớp trên của da, lúc này bệnh nhân cần điều trị ngay để tránh biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Mụn cơm bàn chân: Đây là những mảng cứng, dầy và thường mọc ngược vào phía bên trong da
  • Mụn cơm hình chỉ: Có màu giống màu da và thường xuất hiện ở người có hệ miễn dịch suy yếu
  • Mụn cơm phẳng: Có màu vàng hoặc nâu nhạt. Bề mặt của mụn nhẵn, phẳng. Trẻ em và thanh thiếu niên là nhóm phổ biến dễ gặp phải tổn thương
  • Mụn cơm sinh dục: Có triệu chứng tương tự sùi mào gà, gây cảm giác đau và khó chịu
  • Mụn cơm Mosaic: Loại mụn này xuất hiện khi mụn hình chỉ không được điều trị, lan rộng thành cụm
  • Mụn cơm miệng: Đây là dạng thương tổn đơn lẻ hoặc đám mụn trong miệng, gây khó chịu khi nuốt và ăn
HoiBenh.vn-mun-com-xuat-hien-o-vi-tri-nao-body-3
7 loại mụn cơm thường gặp

Mụn cơm hay xuất hiện ở những vị trí nào trên cơ thể?

Dưới đây là một số vị trí mà mụn cơm hay xuất hiện nhất:

  • Mụn cơm ở vùng cánh tay: Thường xuất hiện ở vị trí ngón tay hoặc trên mu bàn tay. Những nốt mụn có kích thước khoảng vài mm – 2cm mọc thành từng đám, có màu vàng, hình dẹt hoặc bán cầu.
  • Mụn cơm ở vùng lòng bàn chân: Do nằm ở vị trí mà da phải chịu nhiều tác động lên những sẩn nhỏ này hay được bao bọc bởi dây sừng, có màu vàng dạng đĩa. Khi bạn có mụn cơm ở lòng bàn chân sẽ chịu cảm giác đau mỗi khi vận động và dễ bị viêm, ảnh hưởng đến vùng da xung quanh.
  • Mụn cơm trên mặt: Cần phân biệt giữa mụn cơm và mụn thịt vì nếu nhầm lẫn sẽ khiến quá trình điều trị không hiệu quả. Những nốt sùi nhỏ thường có màu trắng, màu da (một số trường hợp có màu hồng, nâu), mọc thành đám hoặc đơn lẻ. Đa số chúng thường lành tính, sờ vào thấy mềm, không đau.
  • Mụn cơm sinh dục: Loại mụn cơm này xuất hiện ở nữ giới (cổ tử cung, âm hộ, thành âm đạo, hậu môn) và nam giới (đầu dương vật, thân dương vật, hậu môn). Các nốt mụn nhỏ mọc gần nhau gây ngứa, rát cho người mắc bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, mụn cơm sinh dục có thể dẫn đến các vấn đề bệnh lý khác thuộc cổ tử cung hoặc người mẹ đang mang thai bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe em bé.
HoiBenh.vn-mun-com-xuat-hien-o-vi-tri-nao-body-4
Khi bạn có mụn cơm ở lòng bàn chân sẽ chịu cảm giác đau mỗi khi vận động và dễ bị viêm

Mụn cơm là căn bệnh có thể lây lan

Khi tiếp xúc với người bệnh qua việc dùng chung khăn lau, quần áo, giày dép, ... thì đều có thể lây bệnh. Đặc biệt, quá trình hình thành của bệnh khá lâu nên phải mất 2 -3 tháng sau khi tiếp xúc với người bệnh thì mới biết có bị lây hay không.

Bệnh cũng có thể tự lây nhiễm (nhảy) từ vị trí ban đầu sang những vùng da lân cận, vùng da bị tiếp xúc, ... Những mụn cơm này phát triển và sẽ tiếp tục lây lan nếu không được điều trị sớm.

Điều trị mụn cơm như thế nào?

Thông thường, mụn cơm không cần điều trị và sẽ tự khỏi trong vòng 1 - 2 năm tùy thuộc vào sức đề kháng. Tuy nhiên, ở một số người bị mụn cơm ở miệng, bộ phận sinh dục, lòng bàn chân, mặt thì cần điều trị để ngăn chặn bệnh lây lan, tiến triển nặng hoặc vì mục đích thẩm mỹ.

Acid salicylic là thuốc chữa mụn cơm hay được ưa dùng. Ngoài ra, còn có một số biện pháp khác như:

  • Phẫu thuật laser: Thường chuyên trị loại mụn cơm khó chữa. Phương pháp này khá tốn tiền và dễ để lại sẹo.
  • Áp lạnh: Dùng nitơ lỏng phun vào vùng có mụn, hơi lạnh tạo thành nốt phỏng quanh mụn, hình thành mô chết và sau khoảng 1 tuần sẽ bong ra.
  • Cantharidin: Thuốc được chiết xuất từ bọ ban miêu kết hợp cùng một số hóa chất khác. Sau khi bôi lên mụn cơm thì da tại khu vực đó sẽ phồng rộp, nhổ bật mụn cơm khỏi da.
  • Vi phẫu: Dùng dao điện để cắt hoặc đốt. Trừ trường hợp không thể dùng cách chữa mụn cơm khác thì mới áp dụng vi phẫu vì sẽ gây ra sẹo sau khi điều trị.

Khi mụn cơm vẫn không hết khi đã chữa trị bằng các phương pháp trên thì có thể kết hợp thêm liệu pháp khác như: Miễn dịch liệu pháp (dibutylester acid squaric, gel imiquimod), thuốc tiêm bleomycin, kem bôi hoặc thuốc uống retinoids, ...

HoiBenh.vn-mun-com-xuat-hien-o-vi-tri-nao-body-5
Mụn cơm không cần điều trị và sẽ tự khỏi trong vòng 1 - 2 năm

Cách chữa mụn cơm tại nhà hữu hiệu nhất

Đã có nhiều trường hợp, bệnh nhân sử dụng một số loại lá cây, gia vị làm cách chữa mụn cơm và mang lại hiệu quả cao. Đa phần những cách chữa mụn cơm này đều có thể tự thực hiện, nguyên liệu dễ tìm.

Cách chữa mụn cơm bằng lá tía tô

Lá tía tô là một loại cây phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Trong lá tía tô có nhiều dưỡng chất là vitamin A, C, ... làm nốt mụn cơm dần dần se nhỏ, mờ dần rồi biến mất hẳn.

Cách thực hiện: lá tía tô tươi rửa sạch, ngâm nước muối, để ráo nước. Sau đó giã nát và dùng nước cốt lá tía tô bôi trực tiếp lên vùng da bị mụn cơm. Giữ khoảng 20 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Hoặc có thể giữ nguyên nước cốt lá tía tô trên da qua đêm bằng gạc, dùng băng keo y tế dính lại cố định và rửa sạch vào sáng hôm sau.

Cách điều trị mụn cơm bằng tỏi

Cách thực hiện: bóc vỏ, sau đó giã nát tỏi tươi, pha loãng với chút nước rồi đắp lên vùng da bị mụn. riêng đối với làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng thì tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp này.

Dầu tràm

Nhờ tính kháng khuẩn cao, chống nấm và virus hiệu quả nên nhiều người dùng dầu tràm bôi lên bông gòn, sau đó thoa lên mụn cơm theo hình vòng tròn. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần mụn cơm khô dần và tự rụng.

Nước cốt chanh

Chứa nhiều Acid nên nước cốt chanh hay được sử dụng để làm sạch, diệt khuẩn, phân hủy các tế bào có mặt trong khối u trên da.

Bên cạnh đó, theo cách chữa mụn cơm dân gian còn có thể lấy mặt bên trong của vỏ chuối để đắp, nhựa đu đủ và nhựa lô hội bôi lên mụn cơm, ...

HoiBenh.vn-mun-com-xuat-hien-o-vi-tri-nao-body-7
Điều trị mụn cơm bằng tỏi

Những điều cần lưu ý khi chữa mụn cơm tại nhà

  • Áp dụng cách chữa mụn cơm tại nhà cần thực hiện một cách kiên trì, đều đặn thì mới cho kết quả tốt.
  • Với cách chữa bằng thiên nhiên thì mụn có thể nhanh chóng tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi, khó điều trị dứt điểm.
  • Chỉ nên áp dụng biện pháp dân gian đối với những mụn cơm ở vị trí dễ xử lý, được phát hiện sớm
  • Trường hợp hạt cơm, mụn cóc ở vị trí nhạy cảm hoặc tiến triển bất thường, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà mà cần đến bệnh viện chuyên khoa da liễu để được điều trị khoa học, tránh biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Làm sao để phòng ngừa mụn cơm

  • Không dùng chung khăn tắm, vật dụng cá nhân với người bệnh.
  • Không nên đụng chạm vào người bị mụn cơm. Tránh gãi trầy xước da để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
  • Nên có một bộ làm móng tay, chân riêng khi đi tiệm.
  • Mang dép vào phòng tắm và khi đến hồ bơi công cộng.
  • Giữ tay khô và rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cơm.
  • Vệ sinh vùng da bị trầy xước cẩn thận, không tiếp xúc với đất.

Xem thêm:

  • Cách điều trị mụn hạt cơm ở tay hiệu quả bạn nên biết
  • Biểu hiện và cách điều trị mụn hạt cơm là gì?
  • Cách sử dụng thuốc trị mụn cơm an toàn và hiệu quả nhất