Mụn cóc ở ngón chân có nguy hiểm không?
Mặc dù mụn cóc chỉ gây ngứa một chút còn không gây hại nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bài viết sau đây HoiBenh sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về mụn cóc ở ngón chân cũng như cách chữa trị hiệu quả.
Mụn cóc ở ngón chân có nguy hiểm không?
Mụn cóc là một trong những loại mụn tự nhiên mọc lên cơ thể người tại những vị trí như ngón tay, mu bàn tay, bàn chân, ngón chân. Mặc dù mụn cóc chỉ gây ngứa một chút còn không gây hại nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bài viết dưới đây HoiBenh sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về mụn cóc ở ngón chân cũng như cách điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra mụn cóc ở ngón chân
- Ngón chân bị trầy xước tạo điều kiện cho vi rút HPV xâm nhập và tấn công.
- Vệ sinh không sạch sẽ hay sử dụng nguồn nước không đảm bảo để rửa chân cũng là nguyên nhân gây ra mụn cóc. Ngoài ra việc đi chân trần trên đất thiếu vệ sinh cũng tạo điều kiện cho vi rút tấn công, xâm nhập và gây mụn.
- Đi giày bịt kín khiến bàn chân đổ mồ hôi và lượng mồ hôi, độ ẩm này không được thoát ra ngoài. Đây cũng là môi trường lý tưởng cho mụn cóc sinh trưởng, phát triển. Đặc biệt nếu tình trạng này kéo dài thì mụn cóc ở ngón chân sẽ lây lan sang các khu vực khác của chân với kích thước lớn dần. Điều này sẽ gây đau đớn và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, công việc hàng ngày.
Chân không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây ra mụn cóc.
>>> Xem thêm: Những loại thuốc trị mụn cóc đơn giản mà hiệu quả cao bạn nên biết
Triệu chứng của mụn cóc ở ngón chân
Mụn cóc ở ngón chân ban đầu sẽ khiến nhiều người chủ quan bởi nó rất giống với vết chai sạn ở chân. Tuy nhiên nếu để ý chúng ta sẽ thấy ngay trên bề mặt mụn xuất hiện các chấm đen nhỏ xíu.
Mụn cóc ở chân không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ nhanh chóng lan rộng và gây ảnh hưởng đến việc đi lại.
Điều trị mụn cóc ở ngón chân
Khi xuất hiện mụn cóc các bạn cần nhanh chóng tiến hành điều trị càng sớm càng tốt, tránh để mụn lây lan sang các khu vực khác khiến cho việc điều trị khó khăn hơn. Dưới đây là một số cách điều trị mụn cóc được nhiều người áp dụng, các bạn hãy tham khảo.
- Sử dụng các phương pháp tự nhiên như cây nha đam, tía tô, húng quế, chuối,... Những phương pháp này có thể sử dụng ngay tại nhà nên rất tiện lợi, nhất là với những người bận rộn.
- Sử dụng miếng dán Plasters vừa đem lại hiệu quả nhanh vừa không tốn quá nhiều thời gian và công sức. Đồng thời không để lại tác dụng phụ trên da cũng như sức khỏe.
Nếu các phương pháp trên không chữa khỏi thì các bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám để chẩn đoán chính xác mức độ bệnh. Thông thường nếu ở mức độ nhẹ thì các bác sĩ sẽ yêu cầu làm tiểu phẫu thuật. Phương pháp này đòi hỏi phải làm thường xuyên để loại bỏ hết mụn, tránh để lây lan sang các bộ phận khác.
Mụn cóc ở ngón chân hay các vị trí khác trên cơ thể cũng cần nhanh chóng điều trị kịp thời, tránh để bệnh lây lan sang các khu vực khác. Ngoài ra cần chú ý vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ hết các tác nhân gây bệnh.