Mụn cóc ở mặt có chữa được không?
Mụn cóc ở mặt là tình trạng mà nhiều mắc phải kể cả nữ giới hay nam giới. Những nốt mụn cóc tuy không gây ra nhiều biểu hiện nhưng khiến gương mặt mất thẩm mĩ làm ảnh hưởng đến công việc và tâm lý của người bệnh.
Mụn cóc ở mặt có chữa được không?
Mụn cóc ở mặt là tình trạng mà nhiều mắc phải kể cả nữ giới hay nam giới. Những nốt mụn cóc tuy không gây ra nhiều biểu hiện nhưng khiến gương mặt mất thẩm mĩ làm ảnh hưởng đến công việc và tâm lý của người bệnh. Trường hợp bị mụn cóc ở mặt nếu không điều trị sớm thì bệnh có thể lây lan rất nhanh khi đó càng khó điều trị hơn.
Mụn cóc có mấy loại?
Mụn cóc được xem là những khối u lành tính trên da của của con người bởi nó chỉ hình thành, lây lan mà không hề gây nguy hiểm cho người. Nó hình thành là do một loại virus gây ra, chúng xâm nhập qua sự tiếp xúc của da thông qua các vết trầy xước.
Mụn cóc được chia làm 2 loại đó là: mụn cóc thông thường và mụn cóc phẳng.
- Mụn cóc thông thường là những mụn nổi sần thành cục trên da với kích thước khoảng từ 2 cho đến hàng chục mm. Những mụn cóc này thường có màu xám, hình tròn, có thể mọc mụn cóc ở mặt, bàn tay, bàn chân... Chúng sẽ to dần nếu không được điều trị sớm.
- Mụn cóc phẳng là những mụn cóc hơi nhô lên bề mặt da, khi sờ thì sẽ thấy. Mụn cóc này thường có kích thước nhỏ hơn so với mụn cóc thông thường, hơn nữa nó lại có màu nâu, trơn láng, nổi nhiều trên da giống như da cóc. Những mụn cóc này tuy nhỏ nhưng tốc độ lây lan lại nhanh hơn chính vì vậy nếu mọc mụn cóc này trên mặt thì nó sẽ tạo thành đám có thể lên đến hàng trăm mụn. Đặc biệt là nếu có tác động khiến mụn cóc bị vỡ như gãi mụn hay cạo râu làm vỡ mụn thì virus sẽ lây lan ra các vùng khác.
Một trường hợp mụn cóc phẳng ở chân.
Tốc độ lây lan của mụn cóc
Mụn cóc là mụn có tốc độ lây lan rất nhanh, nó có thể tự phát, lây lan sang vùng da lành khác của chính người bệnh đồng thời có thể lây sang cho người khác qua việc tiếp xúc.
Việc tự lây lan mụn cóc trên người bệnh. Lúc đầu mới hình thành sẽ chỉ có một vài mụn cóc xuất hiện trên mặt nhưng qua một thời gian, các mụn cóc mẹ này sẽ “đẻ” ra mụn cóc ở những khu vực lân cận qua việc gãi ngứa, cạo râu khiến mụn cóc vỡ ra, dịch trong mụn cóc sẽ bắn ra vùng da lành tính khác tạo thành mụn.
Lây lan cho người khác: Mụn cóc có thể dễ dàng lây sang cho người khác qua việc tiếp xúc trực tiếp vào vùng mụn, chạm hay cọ sát... đồng thời virus cũng có thể lây lan qua việc sử dụng chung đồ dùng như chăn gối, quần áo, giày dép...
Mụn cóc lây lan qua việc dùng chung đồ hay tiếp xúc trực tiếp vào vùng mụn.
>>> Xem thêm: Cách trị mụn cóc hiệu quả đơn giản tại nhà
Điều trị mụn cóc ở mặt
Mụn cóc rất dễ lây lan chính vì vậy điều trị bệnh càng sớm sẽ càng tốt cho người bệnh và những người xung quanh. Trong một số trường hợp mụn cóc ở mặt có thể tự hết nhưng phần lớn là phải điều trị lâu dài.
Phương pháp điều trị mụn cóc phổ biến hiện nay được áp dụng đó là:
Chấm acid: với những mụn cóc có kích thước nhỏ dưới 0,5cm thì người bệnh có thể sử dụng dung dịch acid Salicylic hoặc Lactic chấm trực tiếp vào đầu mụn cóc. Khi đó thuốc sẽ có tác dụng giúp trị mụn , làm khô và bong tróc mụn trên da. Với phương pháp này cần sau vài tuần mụn sẽ biến mất.
Chấm nito lỏng: Khi dùng loại thuốc này, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chấm thành nhiều đợt bởi loại thuốc chấm này gây khó chịu và có thể gây đau sau khi chấm tuy nhiên nó mang lại hiệu quả rất tốt hơn nữa lại không để lại sẹo hay làm biến đổi sắc tố da ở vùng mụn.
Ngoài ra còn một số phương pháp khác như đốt lạnh hay đốt nhiệt cũng được nhiều người áp dụng nhưng giá cả thường cao hơn.
Mụn cóc ở mặt nếu không sớm điều trị sẽ lây lan ra cả khuôn mặt gây mất thẩm mĩ cũng như ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, học tập và công việc của người bệnh nhất là nữ giới. Do đó ngay từ khi xuất hiện những mụn nhỏ hãy sớm tìm cách điều trị .