Mức huyết áp 90/60 là thấp hay cao hay bình thường?
Huyết áp 90/60 có thấp không? Mức này có nguy hiểm hay không? Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Là những câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu chủ đề này trong bài viết dưới đây.
Mức huyết áp 90/60 là thấp hay cao hay bình thường?
Huyết áp 90/60 có thấp không? Mức này có nguy hiểm hay không? Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Là những câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu chủ đề này trong bài viết dưới đây.
Huyết áp bình thường là bao nhiêu?
Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch, huyết áp có chức năng đưa máu đi nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra từ lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Huyết áp của con người được thể hiện bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Trị số huyết áp bình thường của người lớn là 120/80 mmHg (tâm thu/tâm trương) hoặc thấp hơn. Huyết áp của một người không phải luôn cố định, nó có thể thay đổi theo vị trí cơ thể, nhịp thở, mức độ stress, hoạt động thể lực, chế độ ăn, thời điểm trong ngày...
Huyết áp 90/60 có thấp không?
Theo đó dựa vào những kiến thức huyết áp, những diễn biến của huyết áp theo từng thời điểm trong ngày cũng như những tác động nhất định từ môi trường lên hệ thần kinh của con người và cả sự phân loại huyết áp theo các mức độ: bình thường, cao và thấp.
Bất cứ chỉ số huyết áp nào nằm trong khoảng dưới 120/80 mmHg và trên 90/60 mmHg sẽ được coi là bình thường. Vì vậy, huyết áp 90/60 được xem là huyết áp thấp (chỉ cần một trong 2 chỉ số thấp hơn).
Tuy nhiên, một trị số huyết áp thấp vẫn có thể là bình thường với một số người, chẳng hạn như các vận động viên và người thường xuyên vận động nặng có huyết áp thấp hơn và nhịp tim chậm hơn mức bình thường.
Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Người bị huyết áp thấp thường có những biểu hiện như: mệt mỏi, lả người muốn được nghỉ ngơi, hoa mắt chóng mặt, khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn, nặng hơn có thể ngất xỉu. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sẽ giảm khả năng tình dục, da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc, đổ mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh, thở dốc, hụt hơi, nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày...
Khi huyết áp quá thấp, tức là áp lực máu thấp, do vậy tim phải hoạt động mạnh để đẩy máu đi nuôi cơ thể, có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh, gây choáng váng, ngất.
Một điều ít ai biết, huyết áp thấp cũng là một trong những nguyên nhân gây tai biến mạch máu não chiếm tỷ lệ 10 - 15% giống như tăng huyết áp; 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp...
Nên đo huyết áp khi nào?
Người bệnh đo huyết áp tại nhà nên thực hiện vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, trước khi uống thuốc hạ huyết áp. Tránh đo huyết áp khi vừa vận động cơ thể, vừa mới ăn no hay quá đói, quá mệt, sau khi hút thuốc hoặc uống cà phê, hoặc đang trong tình trạng căng thẳng tinh thần... vì huyết áp khi đó có thể cao hoặc thấp hơn con số thực.
Với máy đo huyết áp điện tử, cần phải đo liên tiếp 3 lần, cách nhau 2 - 5 phút rồi lấy chỉ số trung bình. Nên đo ở cả hai cánh tay, bên nào có số đo cao thì lấy số đó làm kết quả chính thức. Ngoài ra, cần ghi chép lại kết quả mỗi lần đo vào sổ để theo dõi.
Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn phải đo bao nhiêu lần trong ngày. Người bệnh thông thường có thể đo 2 lần/ngày trong 2 tuần rồi 1 lần mỗi ngày trước khi uống thuốc. Khi chỉ số huyết áp đã tương đối bình thường thì chỉ cần đo vài lần trong tuần.
Hướng dẫn cách đo huyết áp
Cách đo cũng rất quan trọng. Đối với máy đo ở bắp tay, có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn với điểm cảm ứng nằm trên nếp gấp khuỷu tay 3cm. Đối với máy đo ở cổ tay, phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ.
Cần chú ý, cả 2 cách đo phải đặt điểm cảm ứng trong băng quấn tay nằm ngang với tim. Khi đo huyết áp, người bệnh phải ở trong trạng thái thả lỏng người, thư giãn, ngồi thoải mái trên ghế có thể dựa lưng, tay đặt trên bàn ngang tim, chân chạm đất, để thẳng không bắt chéo chân. Trước khi đo, nên đi tiểu vì bàng quang đầy nước tiểu cũng khiến cho huyết áp tâm thu tăng tới 10 – 15mmHg.
Xem thêm :
- Đo huyết áp lúc nào thì chính xác? Hướng dẫn cách đo huyết áp chuẩn nhất
- Cách đo huyết áp tại nhà chính xác nhất, bạn đã biết chưa?
- Hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà đơn giản