Mức độ nguy hiểm của virus Zika cùng hạng mục với Ebola
Từ đầu tháng, HoiBenh đã có buổi phỏng vấn với bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, công tác tại khoa Truyền Nhiễm - bệnh viện Bạch Mai về cách phòng ngừa và mọi thông tin y tế liên quan đến tình trạng khẩn cấp về virus Zika. Cùng với các tin tức thời sự trong và ngoài nước, HoiBenh cũng cung cấp thông tin tổng hợp 10 điều có thể bạn chưa biết về virus Zika, mong rằng bạn đọc đã có thể ...
Mức độ nguy hiểm của virus Zika cùng hạng mục với Ebola
Từ đầu tháng, HoiBenh đã có buổi phỏng vấn với bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, công tác tại khoa Truyền Nhiễm - bệnh viện Bạch Mai về cách phòng ngừa và mọi thông tin y tế liên quan đến tình trạng khẩn cấp về virus Zika. Cùng với các tin tức thời sự trong và ngoài nước, HoiBenh cũng cung cấp thông tin tổng hợp 10 điều có thể bạn chưa biết về virus Zika, mong rằng bạn đọc đã có thể giải đáp được một số thắc mắc nhất định về loại virus này.
Quả thật, mức độ nguy hiểm của virus Zika đang lan rộng đến toàn thế giới, nhất là những nước có khí hậu nhiệt đới, môi trường thuận lợi cho muỗi và virus lây truyền. Hãy tiếp tục cùng HoiBenh đi tìm lời giải tại sao virus Zika lại được đặt trong hạng mục nguy hiểm cùng Ebola.
1. Chưa có vắc-xin để phòng ngừa virus Zika
Theo giải đáp của bác sĩ Thái: "Hiện nay chưa có thuốc đặc trị, khi người bệnh đến cơ sở y tế thì chủ yếu là theo dõi, điều trị triệu chứng, xử lý các biến chứng nặng, chứ chưa có vắc-xin phòng bệnh. Phương pháp phòng bệnh chủ yếu vẫn dựa vào biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết."
Thêm vào đó, đầu tháng 2 năm 2016, tổ chức thầy thuốc ở những làng phun thuốc cây trồng (Physicians in the Crop-Sprayed Villages-PCST) ở Argentina đã đưa ra báo cáo về Dengue - Zika, dị tật đầu nhỏ và phun hóa chất độc hại hàng loạt. Kết luận với thông tin rằng: Kiểm soát khu vực xung quanh nhà của những ca đầu tiên bị mắc là biện pháp trọng tâm, rất có ích để giảm quá trình phát triển của dịch bệnh.
2. Có liên quan đến dị tật não nhỏ ở trẻ sơ sinh
Tại cuộc họp Ủy Ban Khẩn Cấp Y Tế Quốc Tế (thuộc WHO), tuy chưa có bằng chứng hay nghiên cứu cụ thể, nhưng có sự liên quan khá rõ giữa việc nhiễm virus Zika trong thời kỳ mang thai của người mẹ với chứng não nhỏ ở trẻ sơ sinh. Theo bác sĩ Thái: “Từ vụ dịch ở Brazil từ năm 2014, 2015 cho đến gần đây thì phát hiện nhiều trẻ đẻ ra có đường kính chu vi của sọ nhỏ hơn so với các trẻ khác người ta gọi là bệnh sọ nhỏ, và giường như có liên quan đến virus Zika. Khi virus làm cho phụ nữ mang thai sinh ra trẻ có khuyết tật thì đó là vấn đề trầm trọng với y tế công cộng. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn rất dè dặt và thận trọng trong việc nêu rõ mối liên quan giữa chứng sọ nhỏ với loại virus Zika này.”
>>> Xem thêm: Em bé Việt Nam đầu tiên nghi bị dị tật đầu nhỏ do virus Zika
3. Dễ lây truyền
Virus Zika là một loại virus do muỗi lây truyền, trong khi muỗi rất phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao, môi trường cho Zika lây lan nhanh. Hơn nữa, các triệu chứng của nhiễm virus Zika gần giống với triệu chứng của cúm, khiến người bệnh dễ nhầm tưởng mà không đi khám và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế hoặc tự điều trị tại nhà. Cùng với đó, có rất nhiều ca bệnh nhân có thể tự bình phục sau khi nghỉ ngơi, uống đủ chất lỏng và dùng thuốc thông thường. Chính những đặc điểm này khiến sự đề phòng của người dân lại cảng giảm, mức độ lo lắng về bệnh giường như là không, trong đó có những người phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai. Thật sự là vô cùng nguy hiểm nếu sinh ra trẻ bị dị tật bẩm sinh.
Bác sĩ Thái cũng cho biết: “Tất cả mọi người đều có khả năng nhiễm virus Zika. Mặc dù sau khi đã có miễn dịch thì tự cơ thể có thể phòng chống, nhưng ở VN thì virus Zika còn mới nên mọi người chưa có miễn dịch này”.
Vậy để bảo đảm sức khỏe bản thân và gia đình, bạn hãy chủ động phòng ngừa và tìm hiểu kỹ các thông tin về mức độ nguy hiểm của virus Zika.