Mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng và cách phòng tránh

Bệnh tay chân miệng là 1 bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virut đường ruột gây ra, hay gặp ở trẻ dưới năm tuổi nên được nhiều cha mẹ đặc biệt quan tâm đến độ nguy hiểm của bệnh. Bài viết dưới đây giúp trả lời cho câu hỏi bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không và cách phòng tránh như thế nào?

Mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng và cách phòng tránh Mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng và cách phòng tránh

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng do siêu vi thuộc nhóm vi-rút đường ruột gây nên. Trước đây tác nhân gây bệnh chủ yếu là do Coxsackie virus, bệnh thường diễn tiến rất lành tính, và tự khỏi nhưng thời gian gần đây tác nhân gây ra bệnh lại là Enterovirus 71. Tác nhân này khá nguy hiểm vì nó có thể diễn tiến rất nhanh, gây ra nhiều biến chứng nặng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

Vì bệnh có dấu hiệu xuất hiện ở phần tay, chân, miệng dưới dạng hồng ban và bóng nước nên được gọi là tay chân miệng. Bệnh có từ rất lâu và xuất hiện lẻ tẻ hay thành dịch. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường sẽ tăng cao từ tháng 4 – 6 và tháng 9 – 12. Khi thành dịch thì bệnh sẽ lây lan rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường là đối với trẻ dưới 3 tuổi, nhiều nhất là ở trẻ từ khoảng 10 – 24 tháng. Vi-rút là nguyên nhân gây ra bệnh nên hiện nay không có thuốc chữa trị đặc hiệu.

Bệnh tay chân miệng thường lây truyền qua đường nào?

Bệnh lây trực tiếp qua đường miệng khi mà trẻ tiếp xúc với dịch tiết bóng nước, chất tiết mũi miệng khi ho hắt hơi của trẻ bệnh, chất tiết đường tiêu hóa. Hoặc lây gián tiếp qua bàn tay bị nhiễm khi trẻ tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virut từ người nuôi trẻ vệ sinh không đúng, hay từ môi trường, đồ chơi bị nhiễm bẩn, hoặc từ thức ăn nước uống nhiễm virut...

vicare.vn-benh-tay-chan-mieng-co-nguy-hiem-khong-va-cach-phong-tranh-nao-body-1

Bệnh tay chân miệng biểu hiện như thế nào?

Lúc mới khởi bệnh trẻ có các triệu chứng sau: sốt, tiêu chảy, có thể kèm ói. Vào giai đoạn toàn phát, bệnh nhi sẽ thường xuất hiện các dấu hiệu:

  • Loét miệng: bóng nước ở lưỡi, ở miệng, bóng nước này diễn tiến nhanh và vỡ thành những vết loét trong miệng khiến cho trẻ ăn uống kém và tăng tiết nước bọt.
  • Bóng nước từ khoảng 2-10 mm hình bầu dục ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông gối (bóng nước ở vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban). Bóng nước có thể sẽ lồi trên da hay ẩn dưới da và ấn thường không đau.
  • Hồng ban rất nhỏ (từ 1-2 mm) ở lòng bàn chân, bàn tay. Những hồng ban nhỏ này rất dễ bỏ sót nếu như không chú ý kỹ.
  • Sau thời kỳ toàn phát nếu như không có biến chứng trẻ sẽ bước vào thời kỳ lui bệnh. Thời kỳ này được tính là khoảng sau 7 ngày, tính kể từ lúc khởi bệnh.

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Thực chất, bệnh tay chân miệng là bệnh lành tính, ở thể nhẹ có thể chữa khỏi tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện điều trị và chăm sóc kịp thời, bệnh tay chân miệng sẽ trở nên rất nguy hiểm.

Bởi lẽ, bệnh tuy có diễn biến nhẹ nhưng có nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong khoảng vài giờ. Nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm não, phù phổi cấp.

Đặc biệt, các biến chứng của bệnh có thể phối hợp với nhau như viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng 1 bệnh nhân, thường gây ra tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể chỉ trong 24 giờ.

Ngoài ra, nguy hiểm hơn đối với trẻ bị mắc tay chân miệng mà có biến chứng não, thường không hôn mê sâu mà có các triệu chứng khó nhận biết như khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay là lúc bắt đầu thiu thiu ngủ, trẻ có thể biểu hiện như hốt hoảng, nói lảm nhảm, co giật, run chân tay. Ngoài ra, còn có 1 số triệu chứng khác có thể thấy khi có biến chứng như: nôn nhiều, mạch đập nhanh, yếu tay chân, sốt rất cao, méo miệng... Khi trẻ có các biến chứng trên nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể gây ra tử vong trong vài giờ.

Cách phòng tránh đối với bệnh tay chân miệng

vicare.vn-benh-tay-chan-mieng-co-nguy-hiem-khong-va-cach-phong-tranh-nao-body-2

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc – xin để phòng bệnh, cũng chưa có thuốc để điều trị đặc hiệu, do đó cha mẹ nên cảnh giác và phòng bệnh cho trẻ.

  • Rửa sạch tay cho trẻ: Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng dung dịch nước rửa tay mỗi khi trẻ có tiếp xúc, cầm nắm các đồ vật và đặc biệt ở nơi công cộng trước và sau khi ăn hay sau khi đi vệ sinh.
  • Rửa sạch tay trước khi bạn tiếp xúc với trẻ: Là người chăm sóc trẻ, bạn cần đảm bảo tay mình luôn sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ em để tránh vô tình lây nhiễm virus tay chân miệng cho trẻ.
  • Rửa sạch các dụng cụ và đồ chơi của trẻ: Trước và sau khi cho trẻ chơi với các dụng cụ hay đồ chơi của trẻ, thì hãy rửa sạch và khử trùng.
  • Lau sàn, bàn ghế ở xung quanh khu vực trẻ tiếp xúc bằng nước lau sàn và khử trùng bằng CloraminB 5%.
  • Luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh bên ngoài. Bạn cũng nên tự chuẩn bị khẩu trang cho mình nhằm tránh bị lây nhiễm và lây sang cho trẻ.
  • Không đến các khu vực cách ly người bệnh tay chân miệng. Người bệnh nên được cách ly ít nhất từ bảy ngày sau khi hỏi hẳn bệnh.

Xem thêm:

  • Cách nhận biết và xử lý khi bé bị bệnh tay chân miệng
  • Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà