Mùa nắng, trẻ bị rôm sảy và hăm tã phải làm sao?

Mùa hè nắng nóng là điều kiện để cho các bệnh về da phát triển, thời tiết nóng bức như thế rất dễ khiến cho da bé đổ mồ hôi. Lúc này sẽ khiến da bị kích ứng, hay phải nổi rôm sảy và hăm tã là tình trạng hay gặp phải nhất đối với trẻ nhỏ. Khi đó các bé sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và nếu như vùng da đó bị lở loét, tổn thương thì sẽ gây ra các tình trạng viêm nhiễm khác

Mùa nắng, trẻ bị rôm sảy và hăm tã phải làm sao? Mùa nắng, trẻ bị rôm sảy và hăm tã phải làm sao?

.

Rôm sảy và hăm tã, vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ

Vào những ngày tiết trời nóng oi bức, làn da trẻ thường rất dễ nhạy cảm. Mồ hôi càng đổ nhiều, nhất là ở các vùng cổ, các nếp gấp của khuỷu tay, bẹn, mông... sẽ xuất hiện nhiều rôm sảy, gây ra ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ. Bên cạnh đó vào mùa nắng nóng, nếu mẹ sử dụng tã cho trẻ cũng thường gặp phải hiện tượng hăm tã.

Nguyên nhân gây nên các tình trạng này là do các tuyến mồ hôi quá nhiều, kèm với bụi bẩn nên khiến cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Thường thì rôm sảy sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ, và khi bố mẹ chăm sóc cho bé kỹ càng; vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ thì một vài ngày nó sẽ tự hết. Tuy nhiên có những trường hợp mụn rôm gây ra ngứa ngáy, khiến trẻ gãi nhiều làm da tổn thương. Và nếu như không được khắc phục đúng cách, rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm thành những mụn mủ và nhọt.

vicare.vn-cach-khac-phuc-rom-say-va-ham-ta-mua-nang-nong-cho-tre

Rôm sảy và hăm tã là tình trạng hay gặp ở trẻ em vào mùa nắng nóng

Còn hăm tã ở trẻ nhỏ, cũng thường xảy ra phổ biến vào những lúc trời nóng bức. Khi đó vùng da ở mông, bẹn của trẻ thường xuyên bị quấn tã nên sẽ bị hăm đỏ và đau, rát. Nguyên nhân là do trẻ ra nhiều mồ hôi lúc bịt kín tã, nên da thường xuyên bị ẩm ướt. Cộng với nước tiểu hay phân của trẻ thải ra nhưng không được vệ sinh sạch sẽ. Khi quấn tã, sẽ tạo cơ hội ủ các loại vi nấm và vi trùng phát triển, khiến cho da bé bị đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa rát khó chịu .

Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chứng rôm sảy và hăm tã ở trẻ nhỏ còn xuất hiện trong những trường hợp bé mặc quá nhiều quần áo hay được ủ ấm quá kỹ hoặc khi trẻ bị sốt, nóng hay ra mồ hôi nhiều, tã lót của bé được làm bằng các loại vải pha nilon nên gây bí... Từ đó các vi khuẩn trú ngoài da bài tiết một loại chất nhờn làm bít các tuyến mồ hôi, là nguyên nhân chính gây nên rôm sảy và hăm tã ở các bé.

Cách khắc phục rôm sảy và hăm tã ở trẻ nhỏ

1. Đối với rôm sảy

Để khắc phục rôm sảy cho trẻ, đầu tiên mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé để hạn chế tối đa việc tiết mồ hôi ra nhiều. Không gian cho bé ở phải thông thoáng, tránh nắng nóng. Cần cho bé mặc quần áo mỏng, rộng bằng các loại vải hút ẩm tốt. Không nên mặc cho trẻ nhỏ quần áo vải dày, vì sẽ không thoát nhiệt tốt.

Có thể sử dụng một số loại lá để tắm cho bé như: lá sài đất, chè xanh, mướp đắng... Sau khi tắm nên dùng nước sạch tắm lại cho bé, lấy khăn mềm lau khô nhẹ nhàng vùng da bị rôm chứ không nên chà mạnh lên da trẻ. Không nên sử dụng phấn rôm để bôi lên chỗ rôm sảy.

Quần áo của bé cần được giặt sạch và được phơi khô đảm bảo không có bụi bẩn bám vào, nên bảo đảm an toàn cho bé bằng cách cắt ngắn các móng tay để tránh trẻ gãi làm nhiễm khuẩn vùng da. Nếu như vùng da của bé có dấu hiệu sưng, đỏ, có mủ chảy ra kèm theo nóng sốt, ớn lạnh... thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

vicare.vn-cach-khac-phuc-rom-say-va-ham-ta-mua-nang-nong-cho-tre

Nên giữ vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ vào những ngày hè oi bức

2. Đối với hăm tã

Để khắc phục vấn đề rôm sảy và hăm tã ở trẻ nhỏ, đều có một đặc điểm chung là cần giữ gìn vùng da mắc phải của bé một cách sạch sẽ và khô thoáng. Tuy nhiên đối với hăm tã, chủ yếu xuất hiện ở vùng da bị quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục. Vùng da bị đỏ có thể bắt đầu từ vùng hậu môn của bé, sau đó sẽ lan ra tới mông và đùi, có lốm đốm đỏ...

Trong trường hợp này mẹ có thể xử lý bằng cách thường xuyên rửa sạch mông, bẹn cho trẻ sau khi đi vệ sinh, không nên quấn tã ngay mà hãy để vùng da của bé được thoáng mát. Rồi lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm để vùng mông khô thoáng, có thể dùng kem trị hăm tã (có ý kiến của bác sĩ) thoa lên một lớp mỏng. Lời khuyên tốt nhất lúc này là bạn cần hạn chế tối đa việc mặc tã cho con, để vùng da của bé luôn trong trạng thái khô ráo và không bị ẩm ướt sẽ nhanh phục hồi.

vicare.vn-cach-khac-phuc-rom-say-va-ham-ta-mua-nang-nong-cho-tre

Cần thay tã thường xuyên cho trẻ để tránh tình trạng hăm tã

Và để phòng chống hăm tã, hàng ngày nên thay tã thường xuyên cho bé. Không dùng loại tã có nhiều chất tạo mùi vì dễ gây kích ứng, nên dùng tã có chất liệu thấm hút tốt. Không nên quấn tã cho bé quá chặt, hãy cho con mặc những bộ quần áo thoáng mát để không bí bách và kiểm soát mồ hôi tốt hơn.