Mùa hè: Tại sao ăn trái vải nhiều dễ nóng trong người?

Trái vải là món trái cây khoái khẩu của rất nhiều người bởi sự ngọt ngào của nó. Tuy nhiên, ăn trái vải nhiều lại gây ra tình trạng nóng trong người, gây ra các hệ quả tiêu cực cho sức khỏe. Vậy tại sao ăn trái vải nhiều dễ nóng trong người cũng như muốn khắc phục tình trạng này, bạn cần phải làm gì?

Mùa hè: Tại sao ăn trái vải nhiều dễ nóng trong người? Mùa hè: Tại sao ăn trái vải nhiều dễ nóng trong người?

Trái vải là món trái cây khoái khẩu của rất nhiều người bởi sự ngọt ngào của nó. Tuy nhiên, ăn trái vải nhiều lại gây ra tình trạng nóng trong người, gây ra các hệ quả tiêu cực cho sức khỏe. Vậy tại sao ăn trái vải nhiều dễ nóng trong người cũng như muốn khắc phục tình trạng này, bạn cần phải làm gì?

Nóng trong người là gì? Nóng trong người ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Nóng trong người không phải là tình trạng mà là một chứng bệnh với nhiều ảnh hưởng gây khó chịu đến bệnh nhân. Bệnh này không chỉ xảy ra ở những mùa nắng nóng mà cũng có thể xảy ra trong những ngày thời tiết mát mẻ.

Theo Đông Y, nóng trong người (âm hư sinh nội nhiệt) sẽ khiến cơ thể nhọc mệt và tinh thần giảm sút, ăn không tiêu, người luôn ngột ngạt và bức bối, cáu gắt. Lý do gây nóng trong người được Y học hiện đại giải thích gồm 2 ý chính:

  • Nguyên nhân bên trong: các cơ quan có hoạt động bị rối loạn hoặc suy yếu, vì thế không thể thải độc ra ngoài trong quá trình chuyển hóa. Các chất độc từ đó sẽ tích tụ lại và dẫn đến nóng trong.
  • Nguyên nhân bên ngoài: các thói quen sinh hoạt kém khoa học, chế độ ăn uống thiếu hợp lý (nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ, thiếu nước...), nhịp sống sinh học căng thẳng và thường xuyên thức khuya...

Nóng trong người không chỉ gây tâm trạng khó chịu mà còn để lại nhiều hậu quả khác như:

  • Khi nhiệt độc tích lũy lâu ngày trong cơ thể sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu, tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, đặc biệt là ở đường tiết niệu, hệ tiêu hóa, bộ phận sinh dục...
  • Nhiệt độc này cũng có khả năng thâm nhập vào máu và gây huyết nhiệt, được biểu hiện qua triệu chứng sốt, xuất huyết dưới da, rối loạn thành mạch, chảy máu cam...
  • Mất nước nhiều cũng gây rối loạn chất điện giải và urê huyết cao, co giật, hôn mê... nặng nề hơn là biến chứng nhiễm độc thần kinh gây tử vong.
vicare.vn-mua-he-tai-sao-trai-vai-nhieu-de-nong-trong-nguoi1

Tại sao ăn trái vải nhiều dễ nóng trong người?

Vải là một loại quả ngon được nhiều người yêu thích. Trong vải có chứa nhiều nguồn cung cấp Vitamin – khoáng chất quan trọng cho cơ thể và thường có mặt trong các món tráng miệng của người Việt. Tuy nhiên, theo Đông Y, trái vải lại có tính đại nhiệt (rất nóng) nên có khả năng gây nguy hiểm cho cơ thể nếu ăn quá nhiều.

Trong Y học hiện đại, người ta tìm ra thành phần của trái vải có đến hơn 60% là đường glucose, ngoài ra còn một số thành phần khác như chất béo, protein và còn lại là các vitamin – khoáng chất. Chính vì tính ngọt – nóng này của trái vài sẽ dễ khiến cho gan phát sinh nhiều phản ứng sinh nhiệt, dẫn đến tình trạng nóng trong người và một số triệu chứng kèm theo như đau rát lưỡi, chảy máu cam, nổi mề đay, tiêu chảy, nôn mửa, hạ huyết áp, đau bụng dữ dội...

Một sai lầm khác thường gặp khi ăn vải khiến cơ thể nóng hơn là ăn vải khi bụng còn đói. Lúc này, ruột còn rỗng, đường trong vải sẽ đi vào và kích thích niêm mạc dạ dày, gây cồn cào và đau rát, viêm nhiệt... Nhiều người còn có biểu hiện như “say” bao gồm chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, bủn rủn tay chân...

Ăn vải thế nào để không bị nhiệt?

Để có thể vẫn thưởng thức món ngon này trong ngày hè mà không gây ra hoặc hạn chế sự sinh nhiệt của cơ thể, bạn cần phải chú ý một số việc sau:

Chọn quả tươi ngon

Khi mua vải, tốt nhất bạn nên chọn quả vải còn tươi ngon và đầy đặn, không nên chọn những quả đã bị sâu đầu hay dập nát bởi tại những vị trí này tồn tại nhiều loại vi khuẩn/vi nấm có hại cho sức khỏe. Nếu ăn trúng quả vải bị hư, cơ thể của bạn sẽ gặp nhiều triệu chứng như nôn nao, đầy bụng, khó tiêu, nổi mề đay hay nặng nề hơn là tiêu chảy, nôn mửa...

HoiBenh.vn-tai-sao-nong-trong-nguoi-bi-chay-mau-mui-body-1

Ăn với số lượng vừa phải

Như đã giải thích phía trên, ăn nhiều vải sẽ có thể gây ra chứng nóng trong người. Chính vì thế, bạn chỉ nên ăn với một hàm lượng vừa phải. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, hàm lượng vải hợp lý cho cơ thể là:

  • Đối với trẻ em, do hệ tiêu hóa còn yếu nên chỉ ăn khoảng 100 gram vải tươi (từ 5 đến 6 quả)/ngày mà thôi.
  • Đối với người trưởng thành, tuy hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch đã hoạt động ổn định nhưng cũng nên quá lạm dụng trái vải. Lượng vải tối đa mà bạn nên ăn là 9 – 10 trái/ngày. Ăn nhiều hơn lượng này sẽ làm gan sinh nhiệt và gây nóng trong người.
  • Người có bệnh béo phì, người bị bệnh đái tháo đường hay người có cơ địa thường xuyên mọc mụn nhọt, rôm sảy... không nên ăn nhiều vải vì trong loại trái này có chứa rất nhiều đường.

Trước khi ăn vải nên uống nước muối

Đây là một lời khuyên hữu ích để hạn chế tình trạng cơ thể sinh nhiệt sau khi ăn vải. Bạn cũng có thể uống trà thảo mộc lạnh hay ăn chè đậu xanh, canh bí đao, thịt nạc, nước hầm xương... Điều này phòng trừ gan sinh nhiệt.

Bài viết này đã giải đáp cho bạn đọc lý do tại sao ăn trái vải nhiều dễ nóng trong người cũng như hướng dẫn một số cách chọn và ăn vải sao cho hạn chế tối đa tình trạng này. Bạn có thể thử áp dụng các giải pháp được đề cập trong bài viết để vẫn có thể thưởng thức món trái cây ngon ngọt này.

Xem thêm :

  • Thời tiết mát mà vẫn "Nóng trong người"
  • Uống nhiều thuốc tây có thể gây nóng trong người
  • Nóng trong người nổi mụn nên uống gì?