Một số vấn đề thường gặp khi cho con bú và cách xử lý
Trong suốt thời gian cho con bú cho đến khi cai sữa, mẹ có thể sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề rất khó giải quyết. Vậy thì đó là những vấn đề gì và làm thế nào để khắc phục là nỗi băn khoăn của rất nhiều bà mẹ? Hiểu được điều này, bài viết hôm nay HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn một số vấn đề thường gặp khi cho con bú và cách xử lý các vấn đề trên.
Một số vấn đề thường gặp khi cho con bú và cách xử lý
Trong suốt thời gian cho con bú cho đến khi cai sữa, mẹ có thể sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề rất khó giải quyết. Vậy đó là những vấn đề gì và làm thế nào để khắc phục là nỗi băn khoăn của rất nhiều bà mẹ? Hiểu được điều này, bài viết hôm nay HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn một số vấn đề thường gặp khi cho con bú và cách xử lý các vấn đề trên.
Các vấn đề thường gặp khi cho con bú và cách xử lý
Đau tức ngực
Khi cho con bú, không ít bà mẹ sẽ có cảm giác đau nhức ngực khi sữa chảy xuống, có điều này là do các bộ phận của ngực đang bị tổn thương vì chứa quá nhiều sữa và ngực hoạt động nhiều sau khi sinh. Để khắc phục tình trạng đau nhức này, mẹ có thể hút bớt sữa ra khỏi ngực khi con không bú hết, để tránh bị viêm hoặc là nhiễm trùng ngực.
Bé cắn ti mẹ
Trường hợp này xảy ra đa phần là bởi vì mẹ không cho bé bú đúng cách, tuy nhiên nếu như bé đã có thói quen cắn ti mẹ thì mẹ hãy nhẹ nhàng rời bé ra, thủ thỉ nhẹ nhàng với bé. Nếu như bé vẫn cứ tiếp tục giữ thói quen này, trước khi cho bé bú, mẹ có thể để cho bé cắn thử vào một thứ gì đó hơi lạnh, như vậy dần dần bé sẽ không còn cắn ti mẹ nữa.Bé chỉ bú một bên
Thông thường các bà mẹ đều có hai bên ngực không đều, và bé thường có xu hướng thích bú một bên hơn là bú cả hai bên. Trong trường hợp này mẹ hãy để bé bú đến khi nào bé nhả ra nghỉ một chút thì hãy nhanh tay chuyển đến ngực còn lại trước khi bé kịp nhận ra. Nếu việc bé bú một bên không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và không làm mẹ khó chịu, thì mẹ có thể chiều theo sở thích của bé. Với bên ngực còn lại, mẹ có thể vắt sữa ra bình và lưu trữ cẩn thận để bé bú sau để tránh làm cho ngực mẹ bị mất cân xứng sau khi bé ngừng bú.
Ngạt sữa và sặc sữa
Khi em bé mới bắt đầu bú, sữa mẹ lại ra quá nhanh và nhiều khiến cho bé không kịp phản xạ sẽ làm cho bé bị sặc, ngạt sữa. Nếu gặp trường hợp này, mẹ nên dùng tay nhấn ngược đầu ngực về phía ngực khoảng 5 giây để làm cho sữa chậm lại, làm như vậy vài lần trước khi cho bé bú để có thể hạn chế tình trạng bé sặc sữa khi bú.
Bị tắc ống dẫn sữa
Nguyên nhân của hiện tượng tắc ống dẫn sữa là do trước khi sinh, mẹ mặc áo ngực quá chật, làm cho phần ngực đau nhức, thậm chí là khiến mẹ bị sốt. Cách xử lý đơn giản nhất là các mẹ nên thường xuyên massage ngực, hoặc là hút hết lượng sữa còn lại sau khi bé bú để ngực nhẹ nhàng, thoải mái hơn.Tư thế bú sai
Để bé bú sai tư thế là một vấn đề thường gặp khi cho con bú nhiều nhất. Khi bé không được đặt đúng tư thế bú, hoặc khi cho bé bú mẹ phải di chuyển quá nhiều cũng sẽ khiến cho bé bú không đủ, bé luôn khó chịu và làm mất thời gian của mẹ. Vì thế, mẹ hãy ngồi hoặc nằm một chỗ cho bé bú đúng cách, tốt nhất là mẹ nên ngồi trên giường, tựa lưng vào gối cho thoải mái. Sau đó, để cho bé nằm lên sát bụng, đưa miệng bé vào ti một cách nhẹ nhàng, dùng tay hơi siết nhẹ ngực và để ngón tay mình song song với môi bé.
Mẹ không đủ sữa cho bé bú
Đây là vấn đề mà rất nhiều bà mẹ gặp phải sau một vài tháng cho con bú, do bé càng lớn nn nhu cầu dinh dưỡng càng cao dẫn đến cơ thể mẹ không còn đáp ứng đủ lượng sữa bé cần. Ngoài việc bổ sung một cách đầy đủ các thực phẩm lợi sữa vào bữa ăn và ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thì các mẹ cũng nên tránh ăn, uống các loại thực phẩm không tốt cho việc tạo sữa như là cà phê, socola, rượu bia, thuốc lá...
Đầu ti bị tụt vào hoặc lõm xuống
Đầu ti bị tụt vào hoặc lõm xuống sẽ làm cho miệng bé không ngậm được vào ti mẹ khiến cho bé hay gắt, bực mình. Khi đó, các mẹ có thể dùng ngón tay của mình nhẹ nhàng nắm lấy đầu ngực và cho bé bú, hoặc là dùng máy hút sữa nếu như mẹ cảm thấy quá việc cho con bú quá khó khăn.
Trên đây là một số vấn đề thường gặp khi cho con bú và cách xử lý từng vấn đề mà mẹ có thể tham khảo. Hi vọng bài viết trên của HoiBenh đã phần nào giải đáp những câu hỏi của bạn đọc và từ đó có thêm kĩ năng để chăm sóc bé tốt hơn.