Một số thực phẩm cần tránh khi mắc bệnh zona thần kinh
Zona thần kinh là bệnh khá phổ biến trên da, do virus di chuyển dọc theo dây thần kinh và gây bệnh ở một vị trí trên cơ thể tương ứng với dây thần linh đó. Bệnh thường gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Hiểu rõ về bệnh zona cũng như zona thần kinh kiêng gì sẽ giúp bạn đọc mau khỏi bệnh hơn, sớm thoát khỏi các triệu chứng khó chịu.
Một số thực phẩm cần tránh khi mắc bệnh zona thần kinh
Zona thần kinh là bệnh khá phổ biến trên da, do virus di chuyển dọc theo dây thần kinh và gây bệnh ở một vị trí trên cơ thể tương ứng với dây thần kinh đó. Bệnh thường gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Hiểu rõ về bệnh zona cũng như zona thần kinh kiêng gì sẽ giúp bạn đọc mau khỏi bệnh hơn, sớm thoát khỏi các triệu chứng khó chịu.
Bệnh zona thần kinh là gì và nguyên nhân gây bệnh?
Bệnh zona thần kinh xảy ra khi virus Varicella zoster tái hoạt động trở lại. Đây là virus gây bệnh thủy đậu (hay còn gọi là bệnh trái rạ) ở người.
Thủy đậu là bệnh thường chỉ gặp một lần trong đời, đa số chúng ta mắc bệnh khi tuổi còn nhỏ. Khi khỏi bệnh, các virus thủy đậu không hoàn toàn biến mất khỏi cơ thể mà ẩn vào các tế bào thần kinh, hạch thần kinh ở trạng thái không hoạt động. Chúng tồn tại trong cơ thể một thời gian dài, thậm chí hàng chục năm, khi gặp đủ điều kiện chúng tái hoạt động trở lại và gây bệnh zona thần kinh. Virus lan theo đường đi của dây thần kinh rồi bộc phát trên da ở vị trí tương ứng (thường ở một bên miệng, một bên lưng, một bên mắt, một bên ngực...).
Tên gọi dân gian của bệnh zona là giời leo, tuy nhiên tên gọi này thích hợp với viêm da dị ứng do côn trùng hơn. Cứ 1000 người mỗi năm sẽ có từ 1.2 – 3.4 người mắc bệnh zona, tỷ lệ này tăng lên 3.9 – 11.8 đối với người trên 65 tuổi. Động lực thúc đẩy virus tái phát vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng: khi hệ miễn suy yếu (do tuổi tác, bệnh tật, thuốc men, ung thư, điều trị tia xạ...) sẽ tạo điều kiện cho virus sẽ thức dậy và hoạt động gây bệnh.
Triệu chứng zona thần kinh
Khoảng 2 – 3 ngày trước khi xuất hiện các tổn thương trên da, bệnh nhân thường có các dấu hiệu cảnh báo từ sớm như: rát da hoặc đau dấm dứt ở vùng da sắp bị tổn thương, toàn thân mệt mỏi, đầu hơi đau và nổi hạch sưng đau ở vị trí lân cận vùng da sắp tổn thương.
Các tổn thương da trong bệnh zona thần kinh thường chỉ tập trung đặc biệt ở một bên của cơ thể, dọc theo các đường đi của dây thần kinh. Tuy nhiên vẫn có trường hợp cá biệt có thể bị cả hai bên hay vùng tổn thương lan tỏa rộng ra.
Tổn thương zona thường bắt đầu là các mảng đỏ, hơi sưng nhẹ tạo gờ cao hơn mặt da một chút. Tổn thương hình tròn hoặc bầu dục, mọc rải rác hoặc cụm lại thành một vệt. Sau 1 - 2 giờ, trên bề mặt của các mảng đỏ xuất hiện những mụn nước chứa dịch trong, mụn nước căng và khó vỡ. Cảm giác đau rát, tê hoặc ngứa ran. Những mụn nước này tập trung thành cụm (trông giống như chùm nho. Sau một thời gian mắc bệnh, dịch trong mụn nước trở đục, vỡ ra và xẹp hẳn, có thể để lại sẹo nếu nhiễm khuẩn.
Bệnh zona thần kinh có lây không?
Bệnh nhân đang bị tổn thương da do zona thần kinh cho thể truyền virus sang người lành chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu trước đây. Cơ chế lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với các mụn nước bị vỡ, vết loét hoặc hở miệng của nốt mụn. Khi virus lây sang cho người lành, virus sẽ phát triển thành bệnh thủy đậu chứ không phải bệnh zona thần kinh.
Zona thần kinh kiêng gì cho mau khỏi?
Khi mắc zona thần kinh, người bệnh thường nhận được rất nhiều lời khuyên dân gian bảo họ không được tiếp xúc với nước, đậy kín, không được ra gió... Vậy thực sự bệnh zona thần kinh kiêng gì?
- Kiêng gãi
Khi bị zona thần kinh, bệnh nhân vẫn có thể tắm rửa sinh hoạt bình thường. Chỉ nên lưu ý không gãi được gãi hoặc chà xát trực tiếp xà phòng lên vùng da bị bệnh vì dễ gây vỡ mụn nước dẫn đến nhiễm trùng, để lại sẹo hoặc lây lan virus cho người tiếp xúc.
Ngoài ra, tuyệt đối không được áp dụng các mẹo như đắp gạo nếp, lá thuốc, đắp đậu xanh, phụn một thứ nước nào đó hay chà xát chanh muối lên vùng da bị tổn thương, điều này sẽ vô tình làm tổn thương sâu hơn, lan rộng hoặc bị lở loét.
Một số thực phẩm cần tránh khi mắc bệnh zona thần kinh
- Socola đen: đây là món ăn yêu thích của nhiều người, tuy nhiên socola có hàm lượng axit amin Arginine rất cao, axit amin này có thể trợ giúp virus tái tạo và phát triển các nốt ban.
- Chất cồn và caffeine (có trong rượu, bia, café...) khá bất lợi cho hệ miễn dịch của người bệnh, ảnh hưởng đến khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Tốt nhất là nên tránh hoàn toàn trong giai đoạn bệnh. Mặt khác, các thuốc sử dụng trong điều trị bệnh zona thần kinh có khả năng tương tác cao với rượu bia làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc. Điều này cần đặc biệt lưu ý khí giải đáp thắc mắc zona thần kinh kiêng gì.
- Chế độ ăn kiêng: hàm lượng vitamin và dinh dưỡng thấp khi ăn kiêng sẽ không thể hỗ trợ tốt cho hệ thống miễn dịch chống lại virus hoành hành. Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, B6, B9, C, E, kẽm và sắt để tăng cường hệ miễn dịch, nên ăn nhiều trái cây và rau quả. Đặc biệt: tỏi và tía tô có tác dụng kháng virus rất tốt.
- Gelatin: (kẹo dẻo, kẹo trái bắp, chè khúc bạch, sữa chua đông đặc bằng gelatin...) cũng là những món mà người bị zona thần kinh cần kiêng.
- Ngũ cốc: tương tự như socola, ngũ cốc cũng chứa hàm lượng axit amin Arginine cao. Một số thực phẩm như: bánh mì trắng, lúa mì, yến mạch, mì ống, đậu nành... và một số thực phẩm chứa ngũ cốc khác cũng nên hạn chế khi mắc bệnh.
- Đồ ngọt và chất béo: cũng là một trong những loại cần kiêng khi bị zona thần kinh. Chất béo sẽ làm tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn, vết thương lâu lành hơn, vì vậy nên kiêng ăn các loại đồ ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ.
Xem thêm:
- Các dấu hiệu của bệnh zona thần kinh. Những ai có nguy cơ nhiễm bệnh?
- Tìm hiểu về bệnh zona thần kinh ở mắt