Một số tác động kỳ lạ của stress bạn đã biết chưa?

Chúng ta đều đã biết một số biểu hiện của stress. Tuy nhiên, đằng sau những triệu chứng tưởng chừng như rất hiển nhiên ấy lại ẩn chứa những dấu hiệu kỳ lạ.

Một số tác động kỳ lạ của stress bạn đã biết chưa? Một số tác động kỳ lạ của stress bạn đã biết chưa?

Thèm ăn, vã mồ hôi, tim đập dồn dập và huyết áp cao chỉ là một vài biểu hiện phổ biến khi bị stress trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên đằng sau những triệu chứng tưởng chừng như rất hiển nhiên ấy lại ẩn chứa những dấu hiệu kỳ lạ.

1. Đùa gở

Có những lúc quá căng thẳng, chúng ta nói đùa về những điều xui xẻo, như bệnh tật hoặc những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Đây là những câu đùa gở, có thể nói đùa kiểu này cũng không hẳn là xấu, vì một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Hiệp hội Khoa học Tâm lý cho biết có thể cười đùa được ngay cả trong những lúc khó khăn nhất “có thể giúp làm giảm những cảm xúc tiêu cực trong tình huống căng thẳng”. Giảng viên Tâm lý trường Đại học North Carolina cho biết: Cơ chế đối phó của con người cho phép chúng ta “nhìn nhận một vấn đề có khả năng tiêu cực trở nên ít tiêu cực hơn. Từ một cấp độ tâm lý, việc có thể nhìn nhận tình huống một cách hài hước - khiến tình huống có vẻ như không còn quá nguy hại nữa – là một điều rất quan trọng.”

2. Rụng tóc

Theo Mayo Clinic, thực chất căng thẳng có thể góp phần làm rụng tóc theo ba cách. Trong một số trường hợp, stress có thể khiến nang tóc ngừng phát triển, gây rụng tóc khi chải đầu hoặc gội đầu. Tình trạng rụng tóc do những yếu tố khác, một trong số đó vẫn bao gồm stress, có thể khiến hệ thống miễn dịch tấn công sự phát triển của nang tóc.

Một hình thức rụng tóc “thủ công” hơn là khi một người quá căng thẳng, tới mức dùng tay bứt tóc, lông mày hoặc lông của các vùng khác trên cơ thể. Tình trạng này có tên khoa học là Trichotillomania - Hội chứng nghiện giật tóc.

stress

3. Mộng du hoặc ác mộng

Stress còn len lỏi vào trong những giấc mơ mỗi tối của chúng ta. Tiến sĩ Oz lưu ý rằng những những ác mộng phổ biến nhất gồm lỡ xe buýt, bị mất trộm xe, bị sóng thủy triều đánh vào người, bị lạc và cháy nhà.

Ngoài ra hiện tượng ảo giác khi ngủ cũng có thể xảy ra khi con người vừa đi vừa ngủ (mộng du). Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ cho biết trong quá trình ảo giác, con người có thể hoàn toàn tỉnh tảo nhưng không thể cử động được do bị bóng đè. Còn khi người đang ngủ đột nhiên tỉnh giấc, ảo giác thường là “cảm giác đang rơi hoặc có linh cảm về sự hiện diện của ai đó trong nhà”.

vicare.vn-tac-dong-ky-la-cua-stress-body-2

4. Tiêu chảy

Những người hay lo lắng thường cảm thấy bồn chồn và khó tiêu. Ngoài ra, căng thẳng còn là nguyên nhân gây ra Hội chứng ruột kích thích. Theo CNN, các cấp độ của stress có liên quan mật thiết đến hệ thống tiêu hóa. Khi bị stress, chất serotonin sẽ gây một ảnh hưởng khác đến não, nhưng chất hóa học này cũng tác động đến dạ dày và ruột theo những cách khác nhau.

5. Kích ứng da

Stress hay căng thẳng có thể làm phát ban hoặc nổi mề đay, có lúc còn gây cảm giác ngứa hoặc đau rát. Các nốt sưng tấy có kích thước to nhỏ khác nhau, khi chạm vào rất khó chịu. Kích ứng da có thể vô cùng nguy hiểm khi nốt sưng tấy mọc ở những nơi chặn khí thở, như trên lưỡi hoặc cổ họng.

vicare.vn-tac-dong-ky-la-cua-stress-body-3

6. Ù tai hoặc "Thị trường hình ống"

Trang New York State Office of Mental Health đưa cả hai triệu chứng ù tai và “thị trường hình ống” (thuật ngữ y học chỉ tầm nhìn bị thu hẹp nặng, thị lực yếu) vào danh sách những phản ứng phổ biến khi căng thẳng. Stress cũng gây không ít tác động với giác quan, ví dụ như gây nhạy cảm với ánh sáng, cảm giác không ngang bằng người khác hoặc mất phương hướng.

Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.

Theo: Medical Daily