Một số mẹo nhỏ để tránh trẻ mọc răng bị sốt

Khi trẻ mọc răng thường khó chịu, bứt rứt hay cáu kỉnh và thậm chí là bị sốt khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng. Vậy có cách nào để tránh trẻ mọc răng bị sốt không, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Một số mẹo nhỏ để tránh trẻ mọc răng bị sốt Một số mẹo nhỏ để tránh trẻ mọc răng bị sốt

Khi trẻ mọc răng thường khó chịu, bứt rứt hay cáu kỉnh và thậm chí là bị sốt khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng. Vậy có cách nào để tránh trẻ mọc răng bị sốt không, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Vì sao trẻ bị sốt khi mọc răng?

Các bác sĩ khẳng định rằng sốt không phải là triệu chứng của mọc răng. Sốt có thể là triệu chứng có thể có hoặc không khi trẻ mọc răng tùy thuộc vào sinh lí của từng bé và cách chăm sóc của gia đình. Sốt khi mọc răng thường do nướu trẻ bị viêm nhiễm , sốt có thể biến mất sau ít ngày.

Trường hợp trẻ mọc răng bị sốt có thể do các nguyên nhân khác như do cơ thể bị nhiễm vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng...

vicare.vn-mot-so-meo-nho-de-tranh-tre-moc-rang-bi-sot-body-1

Các triệu chứng của trẻ sốt mọc răng

Bên cạnh nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn bình thường, khi mọc răng trẻ thường đi kèm nhiều dấu hiệu sau đây:

  • Khi mọc răng, trẻ thường cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ, dễ bị kích động, bứt rứt khó chịu trong người.
  • Một số trẻ khi mọc răng còn chảy nước dãi và thích ngậm gì đó trong miệng vì ngứa lợi. Lúc này, cơ thể của trẻ cũng bị yếu đi nên dễ bị bệnh và bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này, trẻ thường sốt nhẹ, thường đi vệ sinh nhiều và ra phân lỏng khiến cơ thể mất nước.
  • Nướu trẻ có thể bị sưng đỏ trước lúc mọc răng từ 3 đến 5 ngày khiến con có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng như lên. Các con có thể cho ngón tay hay bất cứ đồ chơi nào vào miệng để cắn. Thêm vào đó, để răng mọc lên, nướu sẽ bị nứt ra khiến trẻ bị nhiễm trùng vùng răng miệng. Điều đó khiến các con quấy khóc nhiều hơn, cảm giác chán ăn và cơ thể bị sụt cân.

Thông thường, những dấu hiệu trên sẽ kéo dài khoảng 2-3 ngày thì chiếc răng mới nhú lên, sau khoảng thời gian đó, các triệu chứng sẽ giảm dần và mất hẳn.

Làm gì khi trẻ mọc răng bị sốt?

Khi thấy cơ thể con bị nóng, phụ huynh nên nhanh chóng đo nhiệt độ cơ thể con. Nếu gần 38°C là đang sốt vừa, trên 38°C là con bị sốt cao. Bố mẹ cần cho con đi khám sớm nếu sốt cao, vì nếu sốt gần 39°C có thể gây co giật toàn thân. Các mẹ có thể dùng khăn ấm chườm trán để hạ sốt cho con, tránh để khăn quá nóng hay quá lạnh. Thêm vào đó, bạn nên tăng cường cho con bú nhiều bữa trong ngày để con không bị đói. Nếu con không bú được, mẹ cần vắt sữa và đút bằng thìa cho bé.

Cũng để tránh tình trạng mất nước cho cơ thể, mẹ có thể cho bé uống thêm nước lọc hay dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi con trong trường hợp con không uống được.

Cần chú ý vệ sinh răng miệng thật tốt cho con bằng cách thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng con bằng khăn mềm. Làm sạch nướu sau khi cho con ăn hay bú. Nên dùng một miếng vải mềm hoặc gạc nhúng nước sạch lau nhẹ nhàng vùng nướu và cho con uống nước lọc sau khi ăn dặm hay bú xong.

Nếu tình trạng con quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, con có nguy cơ sụt cân mẹ nên đưa con đến bác sĩ khám ngay. Nếu tình trạng này kéo dài chỉ trong vài ngày thì có thể không cần thăm khám.

Mẹo nhỏ giúp trẻ mọc răng không bị sốt, khó chịu

Các bé khi mọc những chiếc răng đầu tiên bao giờ cũng bứt rứt và khó chịu, vì thế mẹ hãy xoa dịu con bằng những mẹo nhỏ dưới đây:

  • Tuyệt chiêu lá hẹ: Vào tháng tuổi thứ 3, thứ 4 của con, các mẹ hãy mua dùng lá hẹ xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt bôi vào nướu cho con, khi mọc răng con sẽ không bị sốt. Đây là mẹo dân gian rất được nhiều người áp dụng thành công, vì trong lá hẹ có chất có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn nên giúp làm giảm tình trạng trẻ bị viêm lợi, đau nhức.
  • Cho trẻ tắm bằng nước ấm: Mẹ chuẩn bị bồn nước ấm và thả vào đó một vài đồ chơi thú vị. Thả con ngâm mình vào bồn và nhẹ nhàng mát-xa cho con. Điều này giúp con thoải mái, dễ chịu và phần nào quên những cơn đau khiến con quấy khóc.
vicare.vn-mot-so-meo-nho-de-tranh-tre-moc-rang-bi-sot-body-2
  • Cho con ngậm núm ti: Thời điểm con mọc răng, mẹ cho con bú, con ngứa lợi sẽ thường không bú tí sữa nào mà còn cắn mạnh làm mẹ đau đớn. Vì thế, mẹ hãy cho con bú ti giả để con có thể thoải mái cắn, và giúp giảm bớt những cơn đau, khó chịu ở con.
  • Làm lạnh đồ chơi của con: Có một số đồ chơi dành riêng cho trẻ sắp mọc răng như vòng nhai cho trẻ. Trước khi sử dụng, bố mẹ hãy rửa sạch, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để làm mát tủ lạnh. Khi con chơi và gặm đồ chơi này, cảm giác lạnh như chất gây tê, giúp con quên đi cơn đau nướu.
  • Mẹ cũng có thể cho một phần hoa quả như chuối, trái cây mềm vào tủ lạnh để con gặm nhấm. Mùi vị thơm ngọt của trái cây lạnh sẽ khiến con thích thú và phần nào quên đi được sự khó chịu của những chiếc răng đang nhú ra.
  • Cho con nhâm nhi bánh ăn dặm: Các loại bánh ăn dặm cho trẻ có bán nhiều trong các siêu thị mẹ và bé. Bánh này mềm ít đường và không có chất bảo quản nên rất thích hợp cho con ăn dặm. Bé nhâm nhi bánh này sẽ giúp con gãi ngứa nướu hiệu quả và tạm thời quên đi những cơn đau.

Xem thêm:

  • Giúp mẹ phân biệt trẻ sốt mọc răng và sốt bệnh
  • Mọc răng lần sau có đỡ sốt hơn các lần trước?
  • Làm gì khi trẻ bị sốt mọc răng?