Một số lưu ý cần biết về chế độ thai sản của giáo viên

Với các bà bầu đang làm trong ngành giáo thì chế độ thai sản của giáo viên là một trong những điều cực kì đáng lưu tâm cũng như cần được giải đáp rõ ràng. Vậy chế độ thai sản của giáo viên như thế nào? HoiBenh sẽ giải đáp cho bạn.

Một số lưu ý cần biết về chế độ thai sản của giáo viên Một số lưu ý cần biết về chế độ thai sản của giáo viên

Với các bà bầu đang làm trong ngành giáo thì chế độ thai sản của giáo viên là một trong những điều cực kì đáng lưu tâm cũng như cần được giải đáp rõ ràng. Vậy chế độ thai sản của giáo viên như thế nào? HoiBenh sẽ giải đáp cho bạn.

Chế độ thai sản

Theo quy định tại Điều 157 của bộ Bộ Luật Lao động năm đã ra năm 2012, thì từ ngày 1/5/2013 (ngày Bộ luật lao động có hiệu lực để các cơ quan thi hành), nếu lao động nữ giới có thể đáp ứng đầy đủ điều kiện về thời gian cũng như đã đóng Bảo Hiểm Xã Hội theo quy định của Luật Bảo Hiểm Xã Hội thì sẽ được nghỉ để hưởng chế độ thai sản cả trước và cả sau khi sinh con trong thời gian là sáu tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi, hay sinh 3... thì được tính từ lúc con thứ 2 trở đi, mỗi đứa con người mẹ sẽ được thêm một tháng nghỉ. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không được quá thời gian là 2 tháng.

Ngoài ra, trong điều 35 của Luật Bảo Hiểm Xã Hội đã quy định, mức hưởng bằng mức 100% mức bình quân tiền lương của mỗi cán bộ giáo viên, tiền công tháng đóng Bảo hiểm xã hội trong 6 tháng liền kề trước khi bắt đầu nghỉ thai sản.

vicare.vn-mot-so-luu-y-can-biet-ve-che-do-thai-san-cua-giao-vien-body-1

Hỗ trợ tiền bồi dưỡng

Theo Khoản 7 Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP được đưa ra ngày 10 tháng 05 năm 2013, đã quy định thời gian nghỉ và hưởng chế độ thai sản của cán bộ giáo viên theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội cũng được coi như là thời gian làm việc của người lao động để có thể tính được số ngày nghỉ hằng năm.

Có thể hiểu là 2 tháng phụ nữ mang thai nghỉ và hưởng chế độ thai sản nếu trùng với thời gian nghỉ hè lúc đang công tác giảng dạy thì vẫn được coi là thời gian mẹ bầu làm việc. Điều này có nghĩa là mẹ bầu làm cán bộ giáo viên chưa được nghỉ hè (vì vẫn làm việc xét theo vấn đề hưởng lương pháp lý). Vì vậy mẹ bầu có thể đề nghị với hiệu trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan giảng dạy bố trí cho mẹ được nghỉ phép trước khi bắt đầu kì nghỉ chế độ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ phép sau khi nghỉ thai sản kết thúc.

vicare.vn-mot-so-luu-y-can-biet-ve-che-do-thai-san-cua-giao-vien-body-2

Căn cứ vào quy định tại Điểm B, Khoản 1 và Điểm C Khoản thứ 2 trong Điều 5 Thông tư số 141/2011/TT-BTC công khai vào ngày ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính,thì các trường hợp giáo viên nghỉ thai sản trùng vào dịp nghỉ hè có thể viết đơn xin nghỉ phép trước hoặc sau khi mẹ bầu nghỉ thai sản, nhưng cũng có thể do yêu cầu công tác mà nhà trường không thể bố trí được thời gian cho mẹ bầu nghỉ phép hoặc không bố trí được đủ trọn vẹn số ngày nghỉ phép tỏng năm, thì căn cứ khả năng nguồn kinh phí bồi dưỡng, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của các mẹ bầu, Hiệu trưởng sẽ quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng.

Mức chi cho việc hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của từng nhà trường, mỗi trường sẽ hỗ trợ 1 khoản chi phí khác nhau, nhưng mức tối đa không quá tiền lương làm thêm giờ vào các ngày cuối tuần theo quy định hiện hành.

Thời gian mẹ bầu được nhận tiền bồi dưỡng sẽ được thực hiện 1 lần trong năm và cũng được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm của nhà trường.

Trên thực tế, chế độ nghỉ thai sản của giáo viên cũng khá là giống so với các ngành nghề khác, ty nhiên trong thơi gian nghỉ giáo viên sẽ thoải mái hơn do không cần hải suy nghĩ quá nhiều về việc trường lớp cũng như thời gian quay lại trường cũng đã được nhà trường thông báo cụ thể.