Một số hội chứng rối loạn tâm thần phổ biến ở người trẻ

Trong khoảng thời gian gần đây, vấn đề rối loạn tâm thần và hệ lụy xung quanh nó đang nhận được rất nhiều quan tâm. Thế nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc chứng rối loạn tâm thần được cải thiện hoặc xử lý đúng cách. Ngược lại một thực trạng khác đang diễn ra là số người mắc rối loạn tâm thần ngày càng trẻ và hay bị bỏ qua các biểu hiện nhận biết.

Một số hội chứng rối loạn tâm thần phổ biến ở người trẻ Một số hội chứng rối loạn tâm thần phổ biến ở người trẻ

Rối loạn tâm thần là một hội chứng thuộc về sức khỏe tâm thần. Ở một người bình thường, họ có thể tự đối mặt và xử lý được những vấn đề xảy ra trong cuộc sống, nhận thức được giá trị và tự chăm sóc bản thân, đóng góp cho cộng đồng.

Tuy nhiên, khi ai đó trải qua những giai đoạn và biến cố khác nhau trong cuộc sống, gặp phải những tổn thương về mặt tâm lý, tình cảm nhưng không thể giải tỏa và cải thiện sẽ tích lũy dần thành một dạng cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của chính họ. Lúc này họ sẽ rơi vào trạng thái rối loạn tâm thần, hoạt động của não bộ bị rối loạn, tạo ra những thay đổi bất thường về hành vi, lời nói, tác phong, tình cảm, ...

Thực trạng rối loạn tâm thần hiện nay

Trong vài năm trở lại đây, rối loạn tâm thần có chiều hướng tăng cao và đang có xu hướng trẻ hóa nhanh chóng. Năm 2017 đã có 15% dân số của Việt Nam mắc rối loạn tâm thần phổ biến có liên quan đến stress theo thống kê của Bộ Y tế. Đặc biệt ở năm 2018, tỷ lệ trung bình mắc chứng rối loạn tâm thần ở nhóm tuổi từ 14 – 18 chiếm khoảng 12% (theo báo cáo mới nhất của tổ chức UNICEF). Trong đó, biểu hiện phổ biến thường là rối loạn lo âu, sợ cô đơn, trầm cảm và tăng động giảm chú ý.

vicare.vn-mot-so-hoi-chung-roi-loan-tam-than-pho-bien-o-nguoi-tre-body-1

Mặc dù tỷ lệ người mắc bệnh không ngừng gia tăng nhưng số lượng người được khám và điều trị còn rất thấp. Đa số đều cho rằng mình chỉ bị mệt mỏi cơ thể chứ không phải mắc bệnh liên quan đến rối loạn tâm thần, dẫn đến việc không khám đúng chuyên khoa, bệnh không được chữa dứt điểm. Cũng có trường hợp biết được mắc bệnh nhưng lại không quan tâm tới việc điều trị ngăn chặn. Hoặc đáng lo ngại hơn là thực trạng giấu bệnh do lo sợ bị xa lánh hoặc ảnh hưởng mối quan hệ xung quanh, nhất là sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

Có thể nói, rối loạn tâm thần ở giới trẻ là một trong những căn bệnh nguy hiểm của thời đại. Bệnh để càng lâu sẽ càng khó điều trị và không thể tự khỏi. Đặc biệt, rối loạn tâm thần là “con đường” dẫn đến trầm cảm nhanh nhất và có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người nếu không ngăn chặn kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn tâm thần

Rối loạn tâm thần rất dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện trạng thái căng thẳng, đau đầu, bực tức thông thường. Ngoài ra một số người có triệu chứng kín đáo, tế nhị nên khó phát hiện. Chính vì thế, cần lưu ý và quan sát kỹ một số đặc điểm dễ nhận diện, nổi bật dưới đây:

  • Nói nhiều, quá khích mà không có lý do cụ thể, lời nói vô nghĩa
  • Lo lắng, hồi hộp, bồn chồn vô cớ, tim đập nhanh
  • Thói quen nhổ và sau đó ăn tóc, cắn móng tay dẫn đến chảy máu
  • Bệnh nhân rối loạn nhịp sinh học giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ, dậy sớm
  • Đa nghi: luôn lo sợ và không tin tưởng bất kỳ ai, không tiếp xúc với người lạ, im lặng không nói
vicare.vn-mot-so-hoi-chung-roi-loan-tam-than-pho-bien-o-nguoi-tre-body-2

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm thần ở giới trẻ là gì?

Những yếu tố gây nên rối loạn tâm thần thường rất phức tạp, không dễ xác định ở tất cả mọi trường hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến, thường gặp ở số đông:

  • Hoạt động não bị tổn thương: đó có thể là tác động trực tiếp như chấn thương sọ não, nhiễm trùng thần kinh, nhiễm độc thần kinh, tổn thương não do u não, xơ não, ... Bên cạnh đó, việc mắc một số bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động não là bệnh nội tiết, chuyển hóa và thiếu vitamin, bệnh nội khoa.
  • Hệ lụy của việc sử dụng nhiều chất kích thích như ma túy, nghiện rượu, ... Những người trẻ thường rất dễ bị cuốn theo lời dụ dỗ hoặc không đủ bản lĩnh để làm chủ bản thân, đua đòi theo bạn bè, chứng tỏ bản lĩnh, ...
  • Do vấn đề tâm lý: những bạn trẻ đang trong độ tuổi dậy thì, thanh thiếu niên và mới bước chân vào cuộc sống tự lập rất dễ gặp phải những nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm thần như: stress, căng thẳng, ám ảnh, lo âu, ...
  • Tiếp cận/lạm dụng công nghệ khiến nhiều người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các vấn đề xảy ra trên thế giới ảo.
  • Do các nguyên nhân khác: sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tố như biến cố gia đình, sốc tình cảm, do di truyền, ... nên rất khó các định nguyên nhân chủ yếu là gì.

Một số hội chứng rối loạn tâm thần hay gặp ở người trẻ

Hội chứng rối loạn tư duy

Nếu gặp phải hội chứng này, người bệnh dễ có tư tưởng phóng đại quá mức, hoang tưởng và có các hiện tượng tâm thần tự động. Họ luôn cảm thấy ý nghĩ, cảm giác và khả năng vận động của bản thân bị một ai đó vô hình, siêu năng lực điều khiển.

Hội chứng rối loạn cảm xúc

Đây là hội chứng có nhiều người rơi vào nhất. Họ sẽ bị trầm cảm, hưng cảm và rối loạn trí nhớ gây hiện tượng lờ đờ, mệt mỏi, vô cảm. Trầm cảm là sự thể hiện của ức chế đối với toàn bộ hoạt động tâm thần ở cảm xúc, tư duy và vận động. Ngược lại với trầm cảm là sự hưng phấn quá mức.

Hội chứng rối loạn trí tuệ

Trí tuệ của người bệnh có biểu hiện ngừng trệ hoặc phát triển không đầy đủ. Hoặc có thể là tình trạng sa sút trí tuệ một phần hay toàn bộ.

Hội chứng căng trương lực

Thường được chia thành 2 trạng thái đối lập nhau là: bất động căng trương lực và kích động tăng trương lực. Bệnh nhân có thể ngồi giữ nguyên một tư thế trong suốt thời gian dài, không phản ứng với thế giới xung quanh hoặc có thể nhảy múa, chửi bới, phá phách, thậm chí tấn công người xung quanh.

Hội chứng tâm thần thực thể

Có 3 triệu chứng phổ biến ở hội chứng này là: cảm xúc không ổn định, trí tuệ giảm sút và trí nhớ bị rối loạn.

Rối loạn tâm thần có thể cải thiện bằng cách nào?

Để điều trị dứt điểm và ngăn chặn khả năng tái phát của rối loạn tâm thần thì ngoài sự nỗ lực của bản thân người bệnh thì còn có sự hỗ trợ không nhỏ của gia đình và xã hội. Dưới đây là một vài biện pháp nhằm giúp cải thiện tình trạng của bệnh:

  • Tuyệt đối không được kỳ thị, xa lánh. Bởi điều này sẽ đẩy họ vào ngõ cụt, có khả năng tự sát cao.
  • Khi thấy con em, người thân có biểu hiện tâm lý bất thường thì gia đình không được trì hoãn việc đưa đi kiểm tra và thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa. Việc đưa đi khám trễ hoặc bỏ qua sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng và bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm. Trong khi đó, những người trẻ tuổi bị rối loạn tâm thần sẽ dễ trở nên nặng hơn và thời gian chữa trị kéo dài.
vicare.vn-mot-so-hoi-chung-roi-loan-tam-than-pho-bien-o-nguoi-tre-body-3
  • Tuân thủ mọi chỉ định và khuyến cáo của bác sĩ. Người bệnh cần uống thuốc đầy đủ, tránh xa những tác nhân gây ra rối loạn tâm thần. Không tự ý mua thuốc về điều trị.
  • Giảm stress: cân bằng lại công việc và cuộc sống cá nhân. Tạo môi trường sống thoải mái để tâm lý không bị căng thẳng, lo âu. Tham gia vào các hoạt động cộng đồng, đội nhóm, học cách chia sẻ, giải tỏa căng thẳng .
  • Dành thời gian quan tâm đến sức khỏe, vận động cơ thể. Bất kỳ môn thể thao nào bạn yêu thích đều có lợi cho việc cải thiện và phòng tránh rối loạn tâm thần.

Xem thêm:

  • Rối loạn lưỡng cực: Bệnh tâm thần hưng-trầm cảm
  • Ùn ùn nhập viên tâm thần vì nghiện mạng xã hội
  • Chủ quan với mất ngủ, vào viện tâm thần như chơi