Một số điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Ăn dặm là một trong những giai đoạn rất quan trọng cho trẻ, theo các chuyên gia dinh dưỡng độ tuổi ăn dặm phù hợp nhất với trẻ là 6 tháng tuổi. Vậy thì ăn dặm như thế nào là đúng cách và mẹ nên lưu ý những gì khi cho con ăn dặm? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu những điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm qua bài viết sau.
Một số điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Ăn dặm là một trong những giai đoạn rất quan trọng cho trẻ, theo các chuyên gia dinh dưỡng độ tuổi ăn dặm phù hợp nhất với trẻ là 6 tháng tuổi. Vậy ăn dặm như thế nào là đúng cách và mẹ nên lưu ý những gì khi cho con ăn dặm? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu những điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm qua bài viết dưới đây.
Những điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ ăn dặm cho trẻ
Ghế ăn dặm: Khi mới cho trẻ tập ăn dặm, mẹ có thể mua cho bé loại ngồi ghế có khả năng ngả, quay đầu về nhiều hướng khác nhau; khi bé đã ngồi chắc, lúc này mẹ có thể mua ghế cao hoặc là ghế kẹp giúp bé có thể ăn cùng gia đình.
Dụng cụ chế biến thức ăn: Các dụng cụ để chế biến thức ăn mẹ cần phải chuẩn bị như là rây, chày, dung cụ mài, nghiền thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn tập ăn thô của bé. Bộ dụng cụ này sẽ giúp thức ăn nhỏ nhuyễn mà lại không làm mất chất dinh dưỡng cho bé.
Bộ thìa, chén, đũa dành riêng cho em bé tập ăn: Mẹ có thể chọn theo giới tính của con để màu sắc tạo hứng thú cho bé ăn, nên mua các loại chén đũa, thìa... bằng nhựa để tránh trẻ làm vỡ và làm hại đến trẻ.
Yếm ăn cho bé: Yếm ăn dùng để hứng thức ăn rơi vãi, tránh làm bẩn ra quần áo của bé. Từng giai đoạn mẹ nên lựa chọn loại yếm phù hợp: yếm máng cho giai đoạn 5-6-7-8 và yếm nilon có tay cho giai đoạn 9-11 tháng.
Cốc uống nước: Khi bé ăn uống luôn cần bổ sung ít nước cho bé dễ nuốt thức ăn vì vậy mà cần một bát thức ăn và một bát nước hoặc cốc nước bên cạnh. Lưu ý là nên dùng nước ấm cứ không nóng quá hay lạnh quá.
Muỗng đong 5-15-30ml và cân nhỏ: Đây là các vật dụng dùng để tính lượng thức ăn cho bé, việc chia khẩu phần ăn như thế này sẽ giúp cân bằng được dinh dưỡng cho trẻ.
Hộp trữ đông các dung tích 10-15-50ml cho bé: Dụng cụ này thích hợp với các mẹ bận rộn. Mẹ có thể nấu ăn trong 1 lần và chia nhỏ ra thành nhiều bữa để trong hộp trữ đông, khi cần chỉ cần rã đông thức ăn lên là được.
Ngoài những dụng cụ trên mẹ nên có thêm một số dụng cụ hỗ trợ như nồi hấp hoặc nồi nấu cháo, máy xay sinh tố...>>> Xem thêm: Ăn dặm kiểu Nhật và những điều có thể mẹ chưa biết
Thực phẩm phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ
Để phát triển tốt, trẻ dù bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất là 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên từ 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi. Mẹ nên lưu ý khi cho trẻ ăn dặm cần cho con ăn đủ các nhóm chất như sau:
Nhóm cung cấp bột đường: sử dụng gạo tẻ không nên trộn lẫn gạo nếp, ý dĩ, hạt sen, đậu xanh gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ. Với những trẻ trên 1 tuổi mẹ nên chế biến các loại đồ ăn như súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở hoặc bánh đa,... để vừa đảm bảo trẻ hào hứng với bữa ăn dặm vừa cung cấp đủ chất cho con.
Nhóm cung cấp chất đạm: Với những trẻ mới bắt đầu ăn dặm, những loại thực phẩm như thịt nạc lợn, gà, lòng đỏ trứng gà là những thực phẩm được khuyến nghị sử dụng vì vừa đảm bảo cung cấp đủ đạm lại dễ tiêu hóa. Sang đến từ thứ 7 trở đi mẹ có thể cho con ăn thêm thịt bò, cá, tôm, cua. Từ trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng).
Nhóm cung cấp chất béo: Trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật như mỡ gà, mỡ lợn..., với tỷ lệ tốt nhất là 1:1, xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật mẹ nên cho trẻ ăn gồm có đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi... riêng dầu gấc mặc dù rất tốt nhưng mẹ lưu ý không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên cho trẻ ăn 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa vitamin A.
Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: Chất xơ và vitamin có rất nhiều trong rau xanh và củ quả, đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng cho trẻ vì thế mẹ không cho quá nhiều vào bữa bột cháo của trẻ, quá nhiều chất xơ sẽ làm giảm thấp năng lượng khẩu phần ăn khiến trẻ chậm lên cân. Với những trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ nên cho con 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ.Cách chọn và chế biến thực phẩm
Ngoài việc lựa chọn các loại thực phẩm giàu năng lượng và đủ chất cho trẻ. Mẹ cần lưu ý một số điều khi lựa chọn và chế biến thực phẩm cho con như:
Thực phẩm sạch và an toàn: Những loại thực phẩm không chứa tác nhân gây bệnh; Không có các hóa chất có hại hoặc chất độc; Không có xương hoặc là các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.
Không nấu quá nóng, cay, mặn, dễ ăn với trẻ và trẻ thích ăn.
Chú ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đũa khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, cần cho trẻ ăn trong vòng hai giờ sau khi nấu.
Nên tránh cho con ăn những bữa phụ từ các đồ ăn quá nhiều đường như nước có gas, kẹo kem, kẹo que vì những loại đồ ăn này thường có giá trị dinh dưỡng thấp, có quá nhiều đường sẽ làm hỏng răng trẻ và dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này.