Một số điều cần biết về luật cho nhận con nuôi tại Việt Nam

Theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010, nuôi con nuôi là việc xác lập mối quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

Một số điều cần biết về luật cho nhận con nuôi tại Việt Nam Một số điều cần biết về luật cho nhận con nuôi tại Việt Nam

Theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010, do Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định, nuôi con nuôi là việc xác lập mối quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

Nếu đang có nhu cầu cho, nhận con nuôi, bạn cần lưu ý những điều sau, nhằm đảm bảo đến hoàn cảnh và tương lai của trẻ được nhận nuôi.

1. Đối tượng được nhận làm con nuôi

Đối tượng trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 16 tuổi. Với những trẻ em từ 16 tuổi đến 18 tuổi, có thể được nhận nuôi bởi cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, bác, chú ruột.

2. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi

Nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em – một trong những đối tượng hàng đầu được nhà nước bảo vệ, Luật nhận con nuôi năm 2010 quy định các điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi như sau:

  • Tuổi của người nhận nuôi phải lớn hơn người được nhận nuôi ít nhất 20 tuổi
  • Người nhận nuôi có năng lực hành vi dân sự
  • Có điều kiện sức khỏe tốt
  • Có chỗ ở ổn định, đảm bảo cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ em được nhận nuôi
  • Có điều kiện kinh tế đảm bảo cho việc nhận nuôi
  • Có tư cách đạo đức tốt

Một số đối tượng pháp luật không cho phép nhận con nuôi bao gồm:

  • Đang trong thời gian hạn chế quyền cha, mẹ đối với trẻ vị thành niên
  • Đang chấp hành phạt tù
  • Đang chấp hành xử phạt hành chính tại các cơ sở điều trị bệnh, cơ sở giáo dục
  • Có án về tội xâm phạm sức khỏe, xúc phạm nhân phẩm người khác, đặc biệt là các tội liên quan đến trẻ em, gia đình

Pháp luật cũng quy định về thứ tự ưu tiên với người nhận con nuôi như sau:

  • Cha dượng, mẹ kế, cô, dì, cậu, chú, bác ruột
  • Công dân Việt Nam đang thường trú trong nước
  • Người nước ngoài đang thường trú tại Việt Nam
  • Công dân Việt Nam đang thường trú tại nước ngoài
  • Người nước ngoài đang thường trú tại nước ngoài
>>> Xem thêm: Người độc thân có thể nuôi con nuôi không?

vicare.vn_mot-so-dieu-can-biet-ve-luat-cho-nhan-con-nuoi-o-viet-nam-body-1

Ca sí Phi Nhung hiện đang nhận nuôi 21 người con nuôi

3. Quy trình nhận con nuôi

Đối với người Việt Nam có yêu cầu và đủ điều kiện nhận con nuôi nhưng chưa tìm được đối tượng nhận nuôi, có thể tiến hành đăng ký nhận con nuôi tại Sở Tư pháp nơi cư trú. Nếu đã có đối tượng nhân nuôi, thì Sở Tư pháp sẽ cấp giấy giới thiệu đến Ủy ban Nhân dân nơi đối tượng được nhận nuôi cư trú để kiểm tra, xem xét và giải quyết.

Sau khi các thủ tục ban đầu đã hoàn thành, người muốn nhận con nuôi sẽ cần chuẩn bị hồ sơ, trình lên Ủy ban Nhân dân nơi người nhận nuôi hoặc người được nhận nuôi cư trú. Hồ sơ nhận con nuôi thường bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn xin nhận nuôi con nuôi
  • Bản sao Chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế
  • Văn bản chứng nhận được phép nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam
  • Bản điều tra nhân thân, gia đình, tâm lý
  • Văn bản xác định sức khỏe của cơ quan có thẩm quyền
  • Văn bản chứng nhận thu nhập, tài sản
  • Phiếu lý lịch tư pháp
  • Văn bản xác định tình trạng hôn nhân của người nhận nuôi

Đối với người được nhận nuôi, người giám hộ cần chuẩn bị các giấy tờ sau để hoàn thiện hồ sơ

  • Giấy khai sinh
  • Giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế cấp Huyện trở lên
  • 02 ảnh toàn thân, nhìn thẳng không quá 6 tháng ngày hoàn thiện hồ sơ
  • Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ
  • Văn bản về sở thích, thói quen, đặc điểm đáng lưu ý

Ủy ban Nhân dân nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét, giải quyết tùy theo từng trường hợp để duyệt hồ sơ. Nếu hồ sơ đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, Công chức tư pháp – hộ tịch sẽ ghi và sổ đăng ký việc nhận con nuôi cunxg như cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

vicare.vn_mot-so-dieu-can-biet-ve-luat-cho-nhan-con-nuoi-o-viet-nam-body-2

Hình ảnh buổi lễ giao nhận con nuôi

Để nắm rõ những quy định của pháp luật về việc nhận con nuôi cũng như các thủ tục, giấy tờ chuẩn bị hồ sơ cần thiết, bạn cũng có thể đến các văn phòng luật sư, văn phòng tư vấn pháp luật để được hỗ trợ đầy đủ nhất.

>>> Xem thêm: Thủ tục nhận con nuôi bạn cần biết