Một số bệnh lý viêm gân thường gặp nhất

Khi chúng ta vận động liên tục và kéo dài trong một thời gian, các dấu hiệu đau nhức sẽ dần dần xuất hiện. Một trong những nguyên nhân gây đau phải kể đến các bệnh lý ở gân đó là viêm gân. Mời bạn đọc cùng với Vicare tìm hiểu những kiến thức bổ ích về các chứng bệnh viêm gân qua bài viết sau đây.

Một số bệnh lý viêm gân thường gặp nhất Một số bệnh lý viêm gân thường gặp nhất

Khi chúng ta vận động liên tục và kéo dài trong một thời gian, các dấu hiệu đau nhức sẽ dần dần xuất hiện. Một trong những nguyên nhân gây đau phải kể đến các bệnh lý ở gân đó là viêm gân. Mời bạn đọc cùng với Vicare tìm hiểu những kiến thức bổ ích về các chứng bệnh viêm gân qua bài viết sau đây.

Vì sao lại bị viêm gân?

Gân là phần kéo dài của cơ tới xương, giúp chuyển lực từ cơ đến khớp và tạo nên cử động, vận động. Gân có đặc tính mềm dẻo, đàn hồi giống như cơ nên giảm tối đa các nguy cơ đứt khi vận động đột ngột.

Hầu hết mọi người bị viêm gân do thực hiện công việc hàng ngày quá mức hoặc các sở thích vận động lặp đi lặp lại với tư thế sai. Viêm gân còn do các chấn thương trực tiếp lên gân hoặc các vi chấn thương, cơ cơ quá mức và đột ngột...

Người ta còn có thể bị viêm gân như một triệu chứng đi kèm trong hoặc sau các bệnh lý: rối loạn chuyển hóa, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp... đặc biệt là tình trạng thoái hóa gân do tuổi già.

Triệu chứng viêm gân

  • Cơn đau xuất hiện ở vị trí gân bị tổn thương.
  • Mức độ đau âm ỉ, ít khi đau dữ dội. Tuy nhiên đau có tính chu kì, có thể đau nặng rồi giảm dần, sau đó tăng lên lại.
  • Thông thường đau chỉ khu trú tại một vị trí nhất định, ít lan xa.
  • Cơn đau có thể kéo dài liên tục cả ngày và đêm, tăng mức độ mỗi khi cử động.
  • Vị trí tổn thương có thể xuất hiện thêm tình trạng đỏ, sưng to, ấn vào tại chỗ thấy rất đau, càng thực hiện các động tác co cơ chủ động càng làm cơn đau tăng lên.

Một số bệnh lý viêm gân cụ thể thường gặp

Viêm gân gót chân Achilles

Dấu hiệu của bệnh Viêm gân gót chân Achilles là sưng, đau ở vùng gót chân, gân ở gót sưng lên thấy rõ, sờ thấy nổi cục, ấn rất đau. Khi thực hiện động tác gấp duỗi bàn chân thì mức độ đau tăng dần.

Viêm gân gót Achille là có nguyên nhân do bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc vận động bàn chân quá mức (vận động viên đua xe đạp, vận động viên chạy điền kinh, nhảy múa, người leo núi, trượt tuyết, diễn viên múa ba lê, phụ nữ đi giày cao gót nhiều...).

vicare.vn-mot-so-benh-ly-viem-gan-thuong-gap-body-1

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay

Đây là nơi bám tận cùng của các gân cơ duỗi các ngón. Dấu hiệu khi mắc bệnh này là đau ở vùng ngoài của khuỷu tay, dần dần lan lên trên và xuống dưới. Cơn đau tăng khi thực hiện động tác quay cẳng tay, gấp duỗi ngón tay (vặn vít, mở chìa khoá...). Những triệu chứng này đa số sẽ kéo dài một thời gian sau đó tự khỏi, tuy nhiên lại rất hay tái phát.

Nguyên nhân gây viêm lồi ngoài xương cánh tay là do vận động quá mức của những cơ duỗi cổ tay và ngón tay. Việc thực hiện các động tác mạn một cách đột ngột, lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn nhưng không được luyện tập thường xuyên, đây có thể là nguyên nhân chủ yếu gây ra các chấn thương cho gân. Bệnh hay gặp ở người chơi thể thao dùng sức ở cẳng tay để làm các động tác quá mạnh: người chơi quần vợt, đu xà đơn, xà kép hoặc làm những nghề thủ công phải dùng nhiều đến cẳng tay...

Ngón tay lò xo

Dấu hiệu của bệnh lý này là mỗi lần gấp hoặc duỗi ngón tay cảm thấy rất khó khăn, phải cố gắng thì ngón tay mới bật ra được như lò xo, về sau không tự bật ra được mà phải nhờ sự trợ giúp. Bệnh ngón tay lò xo không phải là một bệnh nguy hiểm, không đe dọa tính mạng tuy nhiên nó sẽ hạn chế hoạt động của bàn tay, ảnh hưởng lớn đến công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngón tay lò xo thường gặp ở độ tuổi trên 45, những người vận động cổ bàn tay nhiều hoặc bị chấn thương nhẹ nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần, nữ giới gặp nhiều hơn nam.

Viêm gân bám tận cùng của cơ bám đầu xương

Trong cơ thể người, một số gân quanh vùng bám tận có các túi hoạt dịch với vai trò làm đệm, ngăn cách gân với xương và với các gân khác. Khi tổn thương ở vị trí của phần màng ngoài xương được gọi là viêm cốt mạc ngoài gân, còn tổn thương ở phần thanh dịch được gọi là viêm túi thanh dịch, nhưng thực tế rất khó phân biệt hai loại tổn thương này nên thường gọi chung là viêm gân bám tận.

Hội chứng đường hầm cổ tay

Vùng phía trước cổ tay có các gân gấp các ngón tay, các gân này chui qua một đường hầm. Phía sau các gân là khối xương cổ tay, phía trước là vòng xơ. Bọc xung quanh các gân là hai bao hoạt dịch, nằm ở chính giữa của đường hầm là dây thần kinh giữa. Do một nguyên nhân nào đó mà đường hầm bị bóp nghẹt, dây thần kinh giữa bị chèn ép sẽ gây hội chứng đường hầm cổ tay.

Dấu hiệu nhận biết là: tê và đau buốt ở đầu ngón tay (ngón 1, 2, 3), tê và đau ở phía gan bàn tay. Các cơn đau thường tăng về đêm, khi phải thức dậy xoa tay để đỡ đau. Đôi khi có thể thấy vùng phía trước cổ tay hơi sưng hơn với bên tay lành.

Nguyên nhân gây bệnh thường gặp là viêm khớp dạng thấp, chấn thương cổ tay...

vicare.vn-mot-so-benh-ly-viem-gan-thuong-gap-body-2

Điều trị viêm gân

Điều trị nội khoa

Trong các bệnh lý viêm gân, ít khi dùng thuốc qua đường uống. Đường đưa thuốc chủ yếu là đường ngoài da, xoa các loại thuốc mỡ nhóm kháng viêm không steroid (Methyl salicylate, voltaren...). Một số trường hợp viêm nặng có thể tiêm hydrocortison.

Điều trị ngoại khoa

Nếu tình trạng viêm gân gây cản trở vận động có thể phải can thiệp phẫu thuật, ví dụ phẫu thuật giải phóng dính: hội chứng đường hầm cổ tay, ngón tay lò xo.

Vật lý trị liệu

Nhiệt hồng ngoại, nhiệt nóng paraffin, sóng ngắn, túi chườm, điện di novocain hay salicylat tại chỗ.

Phòng bệnh viêm gân

  • Điều trị tích cực bệnh viêm khớp dạng thấp khi mắc phải.
  • Nên khởi động thật kĩ các khớp trước khi vận động.
  • Hạn chế tối đa chấn thương ở vùng cổ tay, gót chân...
  • Chăm sóc tốt khi bị bong gân do chấn thương hoặc lao động...

Xem thêm:

  • Bệnh viêm gân và các phương pháp điều trị hiệu quả
  • Bong gân không nên ăn gì?