Một số bệnh lý thường gặp khiến bé ho nhiều nhưng không sốt

Cha mẹ nào cũng mong con yêu của mình khỏe mạnh, tuy nhiên các bé lại rất hay bị bệnh do hệ miễn dịch còn non yếu, chưa hoàn thiện. Đôi khi, bé ho nhiều nhưng không sốt khiến phụ huynh băn khoăn, không biết bé mắc bệnh gì. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra một số bệnh thường gặp khiến bé ho nhiều nhưng không sốt.

Một số bệnh lý thường gặp khiến bé ho nhiều nhưng không sốt Một số bệnh lý thường gặp khiến bé ho nhiều nhưng không sốt

Cha mẹ nào cũng mong con yêu của mình khỏe mạnh, tuy nhiên các bé lại rất hay bị bệnh do hệ miễn dịch còn non yếu, chưa hoàn thiện. Đôi khi, bé ho nhiều nhưng không sốt khiến phụ huynh băn khoăn, không biết bé mắc bệnh gì. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra một số bệnh thường gặp khiến bé ho nhiều nhưng không sốt.

Viêm tiểu phế quản

Bé ho nhiều nhưng không sốt trong bệnh viêm phế quản có đặc điểm: ho có đờm, thở khò khè và hơi thở nhanh, nông và khó khăn khi thở.

Các biểu hiện nhận biết khác: viêm tiểu phế quản thường bắt đầu bằng các triệu chứng giống như cảm lạnh: hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi trong khoảng một tuần, sau đó sốt mới bắt đầu xuất hiện, có thể sốt cao lên khoảng 39.4 độ C, thở khò khè thấy rõ và bé lịm đi.

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản là do nhiễm trùng tiểu phế quản bởi virus hợp bào hô hấp. Bệnh thường phổ biến nhất vào thời điểm cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Các trẻ sơ sinh và trẻ tập đi dễ bị nhiễm viêm tiểu phế quản với dấu hiệu ban đầu là bé ho nhiều nhưng không sốt.

Tốt nhất, các bậc cha mẹ nên đưa con đi khám và nhập viện ngay khi phát hiện bé có dấu hiệu khó thở, không ăn được. Viêm tiểu phế quản có thể cần điều trị bằng khí oxy. Trường hợp bé chỉ ho nhiều, khò khè nhưng không có thở, phụ huynh có thể cho bé đến bác sĩ khám và điều trị tại nhà, bật máy phun sương trong phòng ngủ giúp bé long đờm, bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày.

Cảm lạnh có thể khiến bé ho nhiều nhưng không sốt

vicare.vn-mot-so-benh-ly-thuong-gap-khien-be-ho-nhieu-nhung-khong-sot-body-1

Bé ho nhiều nhưng không sốt trong bệnh cảm lạnh có một số đặc điểm sau: ho có đờm hoặc tiếng ho như bé đang bị sặc nước bọt, hơi thở không bị khô, ít khò khè, bé thường sẽ thở nhanh hơn bình thường cả ngày lẫn đêm.

Các biểu hiện nhận biết khác: hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đôi khi có thể gặp sốt nhẹ (38.6 độ C) nhưng thường không sốt.

Nguyên nhân gây cảm lạnh thường các vi khuẩn, xâm nhập vào cơ thể bé qua đường mũi, viêm xoang, đường cổ họng... Các đợt ho do cảm lạnh của bé có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày hoặc hơn nữa, tuy nhiên phần lớn các triệu chứng khác sẽ thuyên giảm từng ngày.

Khi bé ho nhiều nhưng không sốt do bị cảm lạnh, mẹ hãy cố gắng giữ cho mũi bé luôn sạch sẽ và thông thoáng Đối với trẻ sơ sinh hay các bé quá nhỏ, không thể tự xì mũi được, mẹ hãy nhỏ nước muối sinh lý và dùng ống hút mũi giúp bé hút các dịch mũi, chất bẩn trong mũi ra ngoài. Không tự ý cho trẻ dùng thuốc của người lớn khi trẻ bị cảm lạnh, tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp với lứa tuổi và cân nặng của trẻ. Ví dụ thuốc thông mũi có thể sử dụng cho trẻ hơn 2 tuổi.

Viêm tắc thanh quản

Bé ho nhiều nhưng không sốt trong bệnh viêm tắc thanh quản có đặc điểm: tiếng ho của bé nghe rất chát chúa, cảm giác ho rất khô khan và rất khác biệt, thường bắt đầu vào buổi đêm.

Các biểu hiện nhận biết khác: cơn ho thường tệ hơn vào ban đêm và đỡ hơn vào ban ngày. Trường hợp ho nghiêm trọng khiến mặt bé tím lại và nếu mẹ chú ý sẽ nghe thấy có tiếng the thé khi bé hít vào, hơi thở giống như tiếng rít khi trẻ khóc thét lên.

Nguyên nhân gây viêm tắc thanh quản là do virus, khiến cho cổ họng và khí quản của bé bị sưng và thu hẹp lại. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ sáu tháng đến ba tuổi. Với người lớn và trẻ đã đi mẫu giáo, khi đó khí quản có cấu tạo rộng hơn nên dù có bị sưng cũng ít ảnh hưởng đến nhịp thở.

Mẹ có thể làm bé dễ chịu hơn bằng cách cho bé ngồi trong phòng tắm nhiều hơi nước ấm khoảng 5 phút hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ. Độ ẩm ướt sẽ giúp bé long đờm trong phổi và kiềm chế các cơn ho cho bé. Ủ ấm cho trẻ bằng cách mặc quần áo dài, đắp chăn vào ban đêm. Tuy nhiên không nên đóng kín cửa sổ, cửa phòng của bé, hãy để không khí lưu thông tốt giúp đường thở bé đỡ sưng. Nên chú ý các biểu hiện thở ngày càng nặng nhọc của bé để kịp thời mang bé đến bệnh viện. Lưu ý, căn bệnh này thường chỉ kéo dài trong 3 – 4 ngày.

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Bé ho nhiều nhưng không sốt trong bệnh trào ngược có đặc điểm: ho khàn hoặc tiếng khò khè, lách cách đứt quãng và thường ho dai dẳng nhất là sau khi ăn cơm xong, thậm chí cơn ho còn trở nên tệ hơn khi bé nằm xuống.

Các dấu hiệu nhận biết khác: bé lớn sẽ nói với mẹ rằng bé cảm thấy nóng rát, buồn nôn hoặc ợ nhiều khi bé nuốt thức ăn xuống. Đối với bé sơ sinh, mẹ có thể quan sát bé có vẻ bị đau bụng và khó chịu.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày là do cơ vòng ở giữa thực quản và dạ dày của bé còn yếu, không thắt chặt lại khiến axit ở dạ dày bị chảy ngược lên thực quản. Các axit này có thể lọt vào phổi ở ngã ba thực quản khí quản và gây ra các cơn ho dữ dội ở bé nhưng không kèm theo sốt.

Khi mẹ phát hiện các bất thường của trẻ, theo dõi và nhận thấy cơn ho khò khè kéo dài hơn 2 tuần, hãy cho bé đến khám bác sĩ, cũng có thể cho bé đi khám sớm hơn ngay khi bé bắt đầu ho. Bác sĩ sẽ khuyên mẹ giữ bé ngồi thẳng sau khi ăn ít nhất là 30 phút để tránh trào ngược axit, cho bé gối cao đầu trong lúc ngủ. Đối với trẻ lớn, không nên cho ăn thức ăn có khả năng làm bệnh nặng hơn: nước uống có gas, caffein, socola, bạc hà, đồ cay nóng, quả có nhiều axit, có vị chua như cam, cà chua hoặc thức ăn nhanh nhiều chất béo. Lưu ý không cho bé ăn trong vòng 2 tiếng trước khi đi ngủ. Một số thuốc cũng được bác sĩ chỉ định để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.

vicare.vn-mot-so-benh-ly-thuong-gap-khien-be-ho-nhieu-nhung-khong-sot-body-2

Hen suyễn

Bé ho nhiều nhưng không sốt gặp trong bệnh hen suyễn có đặc điểm: ho dai dẳng, có những tiếng rít khẽ và hơi thở khò khè, tình trạng thường kéo dài trên 10 ngày, nặng hơn vào ban đêm, đôi khi có biểu hiện dị ứng với một số tác nhân bên ngoài như: phấn hoa, thời tiết lạnh, lông vật nuôi, bụi nhà và khói bếp.

Các dấu hiệu nhận biết khác: bé thở gấp, thở nhanh và có vẻ khó khăn, nghe tiếng thở cảm thấy khô, khò khè nhiều.

Hen suyễn là một bệnh lý đường hô hấp mãn tính, quá trình tráo đổi không khí với lá phổi bị hạn chế, đôi khi đường hô hấp bị kích ứng gây sưng dẫn đến đường dẫn khí bị tắc nghẽn, tạo ra các chất nhầy và các cơn co thắt khiến trẻ thở rất khó khăn. Bệnh thường xuất hiện sớm, ngay khi bé còn nhỏ.

Đối với các bé mắc chứng hen suyễn, dấu hiệu ho dai dẳng là biểu hiện duy nhất, không kèm theo sốt. Mẹ nên cho bé đi khám để giảm hoặc trị dứt điểm cơn ho của bé. Nên chú ý các tác nhân gây dị ứng và hạn chế cho bé tiếp xúc, không những giúp bé giảm ho mà còn tránh được cơn hen suyễn cấp tính.

Ho gà

Bé ho nhiều nhưng không sốt trong bệnh lý ho gà có đặc điểm: ho khan, tiếng ho khô khốc và ho rất nhanh, giống như bé có thể ho được 25 tiếng chỉ với một đợt hít không khí vào.

Các dấu hiệu nhận biết khác: trước khi bé bị ho gà, bé thường xuất hiện những triệu chứng giống như bệnh cảm lạnh nhưng không có sốt. Đối với em bé sơ sinh, bệnh ho gà rất dễ trở nặng và gây ra tình trạng niêm mạc bong bóng từ lỗ mũi của bé, khi bé quá mệt do ho nhiều có thể dẫn tới co giật và ngừng thở.

Nguyên nhân gây bệnh ho gà là do vi khuẩn, chúng xâm nhập vào cơ thể bé và khiến cổ họng, khí quản và phổi bé bị viêm. Những trẻ em chưa được tiêm chủng vaccin ho gà có khả năng mắc bệnh nhiều hơn. Mũi tiêm chủng bệnh ho gà thường được tiêm lúc bé đủ 2, 4 và 6 tháng. Tiêm mũi thứ tư trong khoảng từ 12 đến 18 tháng sau mũi thứ 3 và được tiêm nhắc lại khi bé đạt độ tuổi từ 4 - 6 tuổi. Tuy nhiên, dù đã được tiêm phòng đầy đủ từ nhủ, nhưng hệ miễn dịch của con người sẽ dần suy yếu theo tuổi tác, vì vậy người lớn tuổi vẫn có thể mắc bệnh ho gà.

Đối với các bé bị ho gà, mẹ nên cho bé nhập viện để bác sĩ kiểm soát cơn ho nhanh và giúp bé hút đờm từ cổ họng. Bệnh ho gà được trị theo phác đồ dùng thuốc kháng sinh và kéo dài hàng tuần, thậm chí kéo dài cả tháng.

Xem thêm:

  • 7 loại thực phẩm tránh cho trẻ ăn khi đang bị ho
  • Top những cách điều trị tốt nhất khi trẻ sơ sinh bị ho