Mòn cổ răng sữa có nguy hiểm không? Nên đợi trẻ thay răng hay cần chữa ngay?

Mòn cổ răng sữa là bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ em khiến răng yếu đi và dễ bị vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên không phải bậc cha mẹ nào cũng hiểu rõ về bệnh lý này. Bệnh này có nguy hiểm không và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.

Mòn cổ răng sữa có nguy hiểm không? Nên đợi trẻ thay răng hay cần chữa ngay? Mòn cổ răng sữa có nguy hiểm không? Nên đợi trẻ thay răng hay cần chữa ngay?

Mòn cổ răng sữa có nguy hiểm không?

Đây là hiện tượng thường gặp ở vùng răng cửa và mặt nhai của răng hàm. Biểu hiện dễ nhận thấy là lớp men răng bên ngoài bị mài mòn khiến phần cổ răng sữa bị khuyết, lõm.

Thông thường, lớp men răng sữa có cấu trúc rất vững chắc và khó bị tác động. Tuy nhiên, nếu chăm sóc sai cách trong thời gian dài thì men răng sẽ bị mài mòn dẫn đến hiện tượng mòn cổ răng. Theo các chuyên gia, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mòn cổ răng bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Đánh răng sai cách hoặc chăm sóc răng miệng qua loa sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn ẩn nấp và tấn công khoang miệng.
  • Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt/tinh bột: Các thức ăn giàu tinh bột và đường như kẹo, nước ngọt, bánh ngọt...thường khiến men răng bị mòn đi nhanh chóng. Kết hợp với việc vệ sinh răng miệng không kỹ càng sẽ khiến vi khuẩn tích tụ và phá hủy men răng.
  • Trẻ bị mòn răng bẩm sinh do thiếu canxi: canxi là dưỡng chất quan trọng để răng phát triển khỏe mạnh. Nếu thiếu hụt dưỡng chất này, răng dễ bị yếu và mòn đi.

Mòn cổ răng sữa có nguy hiểm không? Khi răng sữa bị mòn, bé thường cảm thấy đau nhức và ê buốt khi nhai, ăn không ngon miệng và dễ quấy khóc. Răng cũng dễ bị sứt mẻ, xỉn màu gây mất thẩm mỹ. Nếu không điều trị sớm sẽ khiến tủy răng dần bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

Nên đợi trẻ thay răng hay cần chữa ngay?

vicare.vn-mon-co-rang-sua-co-nguy-hiem-khong-nen-doi-tre-thay-rang-hay-can-chua-ngay-body-1
Khi trẻ khoảng 2-3 tuổi nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng

Để khắc phục tình trạng mòn cổ răng, chúng ta phải làm gì? Nên đợi trẻ thay răng hay cần chữa ngay? Khi phát hiện trẻ bị mòn cổ răng sữa hoặc sâu răng, bạn hãy đưa trẻ đến ngay bác sĩ nha khoa để được điều trị càng sớm càng tốt.
“Phòng bệnh là cách tốt nhất để chữa bệnh”. Để hạn chế nguy cơ mòn cổ răng ở bé, các bậc phụ huynh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Tập thói quen vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Nếu bé còn sơ sinh và chưa mọc răng, bạn vẫn có thể làm sạch khoang miệng bằng cách dùng khăn mềm/gạc thấm nước rồi chà nhẹ nhàng mặt trong và mặt ngoài của răng và nướu. Nếu bé có thói quen bú đêm, bạn nên cho bé súc miệng bằng nước lọc sau khi bú.
  • Khi trẻ đã lớn hơn khoảng từ 2-3 tuổi, bạn hướng dẫn và tập dần cho bé thói quen vệ sinh răng miệng 2-3 lần/ngày. Lưu ý, chỉ nên sử dụng bàn chải có lông mềm và đầu tròn để hạn chế ma sát và gây tổn thương cho răng miệng của bé. Chải với một lực nhẹ nhàng chỉ bằng lực tương tự như khi bạn đang cầm một quả táo
  • Đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi và điều trị kịp thời ngay khi có dấu hiệu mòn cổ răng.

Mòn cổ răng sữa là tình trạng phổ biến thường gặp phải ở trẻ em. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa cho bé nếu biết cách chăm sóc răng miệng khoa học.

Xem thêm:

  • Vì sao trẻ nhỏ thường viêm nướu?
  • Chữa viêm nướu răng cho trẻ nhỏ như thế nào?
  • Viêm nướu răng và u hạt thai nghén có liên quan đến nhau không?