Môi trường làm việc căng thẳng khiến nhiều người xin nghỉ ốm

Theo một nghiên cứu của Mind - tổ chức từ thiện về sức khỏe tâm thần Anh, cứ năm người thì sẽ có một người xin nghỉ ở nhà do căng thẳng ở nơi làm việc. 93 % trong số những người này bịa ra những lý do để được ở nhà và hầu hết bịa lý do một cách miễn cưỡng. 5 lý do hàng đầu được dùng để xin nghỉ ở nhà do căng thẳng gồm: đau dạ dày (36 %), cảm lạnh (13 %), nhức đầu (12 %), hẹ...

Môi trường làm việc căng thẳng khiến nhiều người xin nghỉ ốm Môi trường làm việc căng thẳng khiến nhiều người xin nghỉ ốm

Theo một nghiên cứu của Mind - tổ chức từ thiện về sức khỏe tâm thần Anh, cứ năm người thì sẽ có một người xin nghỉ ở nhà do căng thẳng ở nơi làm việc. 93 % trong số những người này bịa ra những lý do để được ở nhà và hầu hết bịa lý do một cách miễn cưỡng.

5 lý do hàng đầu được dùng để xin nghỉ ở nhà do căng thẳng gồm: đau dạ dày (36 %), cảm lạnh (13 %), nhức đầu (12 %), hẹn khám sức khỏe (6 %), và đau lưng (5 %).

Tuy nhiên rất ít nhân viên thực sự muốn che giấu mức độ căng thẳng của họ với những người chủ. 70 % nhân viên muốn trao đổi về sự căng thẳng với chủ của họ, và 1/3 mong muốn những người chủ khởi động các cuộc thảo luận và tiếp cận họ trực tiếp khi họ có những dấu hiệu bị căng thẳng.

Nên nói thẳng với sếp về vấn đề căng thẳng của bạn ở môi trường làm việc.
Nên nói thẳng với sếp về vấn đề căng thẳng của bạn ở môi trường làm việc.

"Hàng triệu người trải qua căng thẳng đến nỗi không thể kiểm soát được công việc, và rất nhiều người cảm thấy buộc phải nói dối hơn là cố gắng tìm kiếm một giải pháp. Thực tế này nên được xem là một mối lo lớn cho các doanh nghiệp," Paul Farmer, giám đốc điều hành của Mind nói.

"Nếu người lao động không cảm thấy họ được tạo điều kiện để bày tỏ những áp lực đang đặt lên họ, các vấn đề không được giải quyết này có thể nhanh chóng dẫn tới sự suy giảm tinh thần, giảm năng suất lao động và gia tăng tình trạng nghỉ ốm. Chúng tôi kêu gọi những người chủ tạo ra văn hóa cởi mở tại nơi làm việc để họ có thể giải quyết vấn đề ngay lập tức, hơn là cứ tích trữ các vấn đề này lâu dài"

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng hầu hết các nhân viên (62 %) cảm thấy những người chủ chưa đánh giá đúng mức về tầm quan trọng của tinh thần người lao động ở nơi làm việc. Điều này giải thích tại sao sự căng thẳng khiến 21 % người lao động mắc bệnh và thậm chí 10 % phải đi điều trị về tâm lý.

Sự căng thẳng sẽ cản trở công suất làm việc của chúng ta.
Sự căng thẳng sẽ cản trở công suất làm việc của chúng ta.

"Căng thẳng có thể là một từ cấm kỵ ở nhiều nơi làm việc, nhưng phớt lờ vấn đề này chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Theo dõi mức độ căng thẳng và thúc đẩy một môi trường làm việc lành mạnh về tinh thần giúp làm giảm tỉ lệ nghỉ ốm, giúp nhân viên tiếp tục làm việc và cuối cùng là tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp", Farmer cho biết.

"Trong hoàn cảnh hiện tại, các doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn để phát triển thịnh vượng với một lực lượng lao động không cảm thấy hạnh phúc và bị căng thẳng. Vì vậy điều quan trọng là các doanh nghiệp phải làm việc với các nhân viên của họ để thảo luận về những áp lực đặt lên vai người lao động trước khi họ leo thang," ông nói thêm.

"Khi áp lực cao, các nhà quản lý cần phải dành nhiều thời gian để lãnh đạo và quản lý con người. Dành thời gian trò chuyện với một nhân viên có vẻ như là một gánh nặng cho các nhà quản lý, tuy nhiên hỗ trợ nhân viên đúng cách sẽ làm giảm tình trạng nghỉ việc, cải thiện hiệu suất và lợi ích cho công ty."

(Nguồn: www.psychcentral.com)