Môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng là vì lý do gì?

Môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng là tình trạng khá phổ biến hiện nay, gây tâm lý lo lắng ở nhiều bậc phụ huynh. Vậy môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng là vì lý do gì? Khi trẻ có biểu hiện môi bị rộp trắng thì các bậc cha mẹ phải xử lý như thế nào? Bài viết sau sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin trên

Môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng là vì lý do gì? Môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng là vì lý do gì?

Môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng là tình trạng khá phổ biến hiện nay, gây tâm lý lo lắng ở nhiều bậc phụ huynh. Vậy môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng là vì lý do gì? Khi trẻ có biểu hiện môi bị rộp trắng thì các bậc cha mẹ phải xử lý như thế nào? Bài viết sau sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin trên

Môi trẻ bị rộp trắng là bệnh gì?

Môi trẻ bị rộp trắng là những hiện tượng mà hầu hết trẻ sơ sinh nào cũng từng gặp phải. Những đám rộp trắng ở môi cũng cũng thường ít gây đau rát hay khó chịu cho trẻ sơ sinh. Bệnh có thể không nguy hiểm và tự hết khi trẻ được vài tháng tuổi. Tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh nấm miệng, gây lở rộp trong miệng, có thể tái phát nhiều lần nếu không được điều trị triệt để.

Nguyên nhân của tình trạng môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng là gì?

Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng miệng trẻ bị rộp trắng như:

Do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, đặc biệt là đối với trẻ sinh non nhận được ít kháng thể từ mẹ nên sức đề kháng kém hơn so với những trẻ sinh đủ tháng.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Việc các bà mẹ cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt hoặc thực phẩm có tính nhiệt như khoai tây là nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ nổi các rộp trắng ở môi.

Trẻ không được vệ sinh tốt: Trẻ không được vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng môi bị rộp trắng.

Những thói quen không tốt của trẻ: Có những trường hợp trẻ sơ sinh ngay khi vừa sinh ra, phần môi đã bị rộp trắng là do lúc trẻ đang ở trong bụng mẹ, trẻ đã thường xuyên có thói quen thích mút tay, dẫn đến phần biểu bì của môi cũng phát triển để mút chặt ngón tay hơn, làm xuất hiện các lớp rộp trắng phủ kín môi trẻ. Sau khi sinh, những thói quen như mút ngón tay, bú bình, đẩy lưỡi...gây viêm nhiễm vùng niêm mạc quanh miệng, nướu, lưỡi và môi, làm xuất hiện và lây lan các vết rộp trắng ở trẻ. Ngoài ra trong trường hợp trẻ bú mẹ nhưng chỉ ngậm đầu vú, trẻ phải ra sức mút vú từ đó gây ra hiện tượng rộp trắng ở môi.

Do mẹ hoặc trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng axit, steroid dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho nấm phát triển gây rộp trắng ở môi. Trong trường hợp mẹ bị nhiễm nấm ở núm vú, phần phụ ngoài cũng có thể khiến trẻ bị lây nhiễm chéo do tiếp xúc trực tiếp.

vicare.vn-moi-tre-so-sinh-bi-rop-trang-la-vi-ly-do-gi-body-1
Sau khi sinh, những thói quen như mút ngón tay, bú bình, đẩy lưỡi...gây viêm nhiễm vùng niêm mạc quanh miệng

Trẻ bị rộp trắng ở môi có những biểu hiện gì?

Biểu hiện đầu tiên của bệnh mà các mẹ có thể dễ dàng nhận thấy là ở vùng niêm mạc miệng của trẻ xuất hiện các đốm, mảng đục trắng hoặc màu vàng nhạt lợn cợn trên lưỡi, vòng miệng hoặc vùng má. Sau đó hình thành các vết rộp trắng. Các vết rộp trắng này có hình tròn hoặc bầu dục, thường xuất hiện ở niêm mạc miệng, trên đầu lưỡi, vùng lợi. Bao quanh vết rộp là một đường viền màu đỏ.

Ngoài ra trẻ có thể đau rát, khó chịu khi trẻ ăn đặc biệt với thức ăn mặn hoặc cay dẫn đến chán ăn, biếng ăn cho đến khi các vết rộp này biến mất. Với trẻ sơ sinh thường có biểu hiện quấy khóc, bỏ bú vì vùng miệng bị đau.

Một số trường hợp trẻ còn có thể bị sốt, cơ thể mệt mỏi, có thể chảy máu khi cố chà miệng để loại bỏ vết rộp.

Người lớn nên làm gì khi môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng?

Khi trẻ sơ sinh bị rộp trắng ở môi cha mẹ cần biết chăm sóc, vệ sinh miệng môi cho trẻ đúng cách, cụ thể như sau:

Vệ sinh răng miệng

Khi quan sát thấy các vết loét giống như những bợn trắng, các bạn nên dùng khăn sạch lau chúng đi. Nếu sau khi lau để lại những mảng đỏ tươi, chứng tỏ trẻ đang bị rộp trắng trong miệng. Lúc này cần chú ý đến việc vệ sinh răng nướu, khoang miệng cho trẻ. Tốt nhất nên dùng khăn mềm để lau vùng nướu. Để phòng tránh hiện tượng môi trẻ bị rộp trắng ở trẻ sơ sinh, các nên thường xuyên vệ sinh phần môi cho trẻ sau mỗi lần bú hay uống sữa. Nên hạn chế việc hôn vào môi của trẻ vì vi khuẩn từ miệng người lớn rất dễ lây lan sang cho trẻ.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như hay bỏ tay vào miệng, bỏ ăn, các mẹ nên kiểm tra xem có vùng nào đau, hay lợi có bị sưng tấy hay không để kịp thời phát hiện triệu chứng bệnh ở giai đoạn sớm.

vicare.vn-moi-tre-so-sinh-bi-rop-trang-la-vi-ly-do-gi-body-2

Cho trẻ bú đúng cách

Khi cho trẻ bú các mẹ cần lưu ý phải cho trẻ ngậm cả bầu vú và hoặc núm bình bằng cách cho trẻ há to miệng rồi mới cho bú, như vậy sẽ giúp trẻ ngậm được cả bầu bú. Chú ý nên sử dụng khăn mềm lau sạch đầu vú trước và sau khi con con bú.

Thay đổi chế độ ăn phù hợp

Khi trẻ bị rộp trắng ở miệng các mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt, để tránh đụng vào các vết loét ở miệng. Đặc biệt lưu ý tránh những loại thức ăn mặn hay chua, vì những loại này sẽ khiến vết loét, đốm rộp ở miệng trẻ trở nên trầm trọng và làm trẻ cảm thấy đau nhiều hơn.

Đưa trẻ đi khám nha khoa

Trong trường hợp tình trạng của trẻ diễn biến nặng, để có biện pháp điều trị phù hợp các bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa để được các bác sĩ khám và tư vấn.

Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tình trạng môi trẻ bị rộp trắng. Thông thường các bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng những loại kem chống viêm. Loại kem này không hoà tan trong nước bọt và vì thế bám chắc được vào các vết loét, giúp tình trạng rộp trắng nhanh hồi phục.

Như vậy qua bài viết trên các bạn đã biết được nguyên nhân khiến môi trẻ bị rộp trắng. Bệnh tuy không nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà bằng cách vệ sinh và loại bỏ những thói quen xấu. Tuy nhiên trong những trường hợp nặng có thể gây những biến chứng nguy hiểm thì các bạn cần đưa trẻ đi khám nha khoa để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Tác hại của việc hôn môi trẻ sơ sinh
  • Bé bị rộp lưỡi, miệng hôi là bệnh gì, có nguy hiểm không?
  • Bé bắt đầu cần đánh răng từ khi nào?