Mỗi lần hiến máu lấy bao nhiêu ml?

Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp, góp phần tăng cường lượng máu dự trữ trong ngân hàng máu để phục vụ nhu cầu chữa bệnh của bệnh nhân. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu về hoạt động này. Bài viết sau đây HoiBenh sẽ đưa những thông tin cần thiết về hoạt động hiến máu đến bạn đọc.

Mỗi lần hiến máu lấy bao nhiêu ml? Mỗi lần hiến máu lấy bao nhiêu ml?

Hoạt động hiến máu

Máu được tạo thành từ các tế bào như: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức, loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể người.

Hiện tại, máu và các chế phẩm của máu chưa có loại dược phẩm nào có thể thay thế được. Chính vì vậy, hoạt động hiến máu của bạn sẽ góp phần cứu sống sinh mạng con người.

Hiến máu là giúp tăng cường số lượng máu cung cấp cho các bệnh viện để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân và dự phòng thảm họa.

Điều kiện hiến máu

- Người hiến máu thực sự khỏe bệnh, không mắc bệnh: HIV/AIDS, viêm gan B, các bệnh truyền nhiễm,...

- Độ tuổi có thể hiến máu: Nam từ 18 đến 60, nữ từ 18 đến 55.

- Cân nặng: Nam trên 45kg, nữ trên 43kg.

- Huyết áp (tối đa >100mHg và <140mHg) và mạch bình thường (60 – 90 lần/phút).

- Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, có kinh nguyệt, người nghiện ma túy, nghiện rượu và các chất kích thích thì không được hiến máu.

vicare.vn-moi-lan-hien-mau-lay-bao-nhieu-ml-body-1

Mỗi lần hiến máu lấy bao nhiêu ml?

Mỗi người trung bình có khoảng 77ml máu/kg cân nặng đối với nam và 66ml máu/kg cân nặng đối với nữ. Như vậy, người trưởng thành có khoảng từ 3,5 đến 5 lít máu (chiếm 1/13 trọng lượng cơ thể).

Đối với người khỏe mạnh mỗi người hiến 250ml, 350ml hoặc 450ml tùy theo trọng lượng cơ thể, không được hiến nhiều hơn. Mỗi năm, nam giới có thể hiến máu 4 lần/năm và 3 lần/năm với nữ.

Qua nghiên cứu và thực tế đã chứng minh, người hiến dưới 1/10 máu trong cơ thể theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì không có hại cho sức khỏe và kích thích quá trình sinh tạo máu tốt cho cơ thể.

Những lưu ý trước, trong và sau quá trình hiến máu

- Đêm trước ngày hiến máu, không nên thức quá khuya, không sử dụng các chất kích thích: thuốc, rượu,...

- Trong quá trình hiến máu: giữ tâm trạng thoải mái, không nên lo sợ, giữ đúng tư thế theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Sau khi hiến máu: Nghỉ ngơi 15 – 30 phút, giữ băng nơi lấy máu đến khi ngưng chảy máu.

- Khoảng 2 đến 3 ngày đầu sau khi hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc nặng, không thức khuya, không uống rượu bia.

- Sau quá trình hiến máu thường gây cảm giác mệt mỏi nên bình tĩnh bởi đây chỉ là biểu hiện bình thường nhằm phục hồi và tái tạo máu của cơ thể, không ảnh hưởng và gây nguy hiểm.

- Giữ sức khỏe và có thể tham gia hiến máu nhắc lại. Đơn vị máu sau những lần hiến tiếp theo sẽ có chất lượng và an toàn hơn đối với người bệnh nhận máu.

vicare.vn-moi-lan-hien-mau-lay-bao-nhieu-ml-body-2

Tác dụng của việc hiến máu

Ngoài tác dụng đến với người bệnh, người hiến máu còn có thể phát hiện bệnh sớm thông qua việc xét nghiệm kiểm tra nhóm máu, HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C, IgMHbC, giang mai, sốt rét, virus tiền ung thư máu và những kháng thể bất thường. Những thông tin sau xét nghiệm sẽ được thông báo kết quả, giữ kín và được tư vấn miễn phí khi phát hiện bệnh.

Hiến máu là hoạt động nhân văn của con người, góp phần cứu sống được nhiều sinh mạng, mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho toàn xã hội. Nếu bạn còn những thắc mắc liên quan đến hoạt động hiến máu, hãy liên hệ đến HoiBenh để được các bác sĩ tư vấn và giải thích.

Xem thêm:

  • Đằng sau câu chuyện hiến máu cứu người
  • Những trường hợp không được phép hiến máu