Mỏi gối sau sinh mẹ nên làm gì?
Mỏi gối sau sinh là một trong những biểu hiện mà hầu hết mọi chị em sau khi “vượt cạn” thành công đều gặp phải. Tình trạng đau nhức đầu gối thời kỳ hậu sản thường gây tác động không nhỏ đến sức khỏe cũng như tâm lý người bệnh. Chính vì vậy, phụ nữ sau sinh luôn mong muốn tìm được giải pháp khắc phục tình này.
Mỏi gối sau sinh mẹ nên làm gì?
Mỏi gối sau sinh là một trong những biểu hiện mà hầu hết mọi chị em sau khi “vượt cạn” thành công đều gặp phải. Tình trạng đau nhức đầu gối thời kỳ hậu sản thường gây tác động không nhỏ đến sức khỏe cũng như tâm lý người bệnh. Chính vì vậy, phụ nữ sau sinh luôn mong muốn tìm được giải pháp khắc phục tình này.
Phụ nữ mỏi gối sau sinh nguyên nhân do đâu?
Theo Hilda Hutcherson, giáo sư sản khoa và phụ khoa Đại học Columbia cho biết, mỏi gối sau sinh thường biến mất một khoảng thời gian sau đó không lâu ngay sau khi phụ nữ sinh con. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn xuất hiện có thể do một số nguyên nhân sau đây.
- Mỏi gối sau sinh cũng có thể là do các dây chằng vẫn còn lỏng lẻo trong một vài tháng đầu sau khi sinh. Do đó, khi mẹ chuyển động, các dây chằng thường co giãn và gây đau nhức vùng đầu gối.
- Thêm vào đó, lý do mà hầu hết các bà mẹ phải đối mặt với tình trạng mỏi gối sau sinh đó là trong thời kỳ mang thai, trọng lượng thai nhi tăng lên liên tục trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy, cơ thể phải cố gắng hết sức để mang trọng lượng này và dồn một áp lực lớn lên khớp gối, gây đau khớp gối. Dù sau khi sinh xong, cơ thể trở về tình trạng ban đầu thì cơn đau nhức vùng đầu gối vẫn còn kéo dài một khoảng thời gian sau đó.
- Bên cạnh đó, một số bà mẹ mỏi gối sau sinh là do gặp phải các vấn đề về xương khớp như bệnh viêm khớp cấp tính hoặc mãn tính. Đây chính là lý do, khớp gối trở nên đau nhức dữ dội hơn sau khi sinh.
- Ngoài ra, bà mẹ có tiền sử chấn thương khớp gối, cơn đau nhức có thể tái phát trở lại sau khi sinh con.
- Mặt khác, một số phụ nữ trong giai đoạn mang thai nếu không thường xuyên tập luyện các bài tập dành cho thai phụ thì có nguy cơ mỏi gối sau sinh con hay các khớp xương khác xảy ra khá cao.
- Tăng cân khi mang thai: Cơ thể người mẹ sẽ tăng cân nhanh chóng trong quá trình mang thai, vì thế tạo áp lực đột ngột lên hệ cơ xương khớp, trong đó đầu gối thường chịu tác động nặng nề nhất, ảnh hưởng đến hệ thống cơ, gân, sụn chêm, dây chằng quanh khớp, dễ gây viêm khớp gối sau sinh.
- Thiếu hụt canxi: Trong suốt quá trình mang thai từ 38 – 40 tuần, cơ thể phụ nữ luôn phải truyền dinh dưỡng cho thai nhi, trong đó nhiều nhất nhất chính là canxi và các vitamin thuộc nhóm D. Do đó, khi sinh con, người mẹ thường có dấu hiệu thiếu hụt canxi sinh lý, khiến khớp gối hoạt động kém linh hoạt, dễ gây sưng viêm, đau nhức, mỏi gối sau sinh.
Mỏi gối sau sinh mẹ nên làm gì là tốt nhất?
Các cơn đau nhức mỏi gối sau sinh thường khiến chị em mệt mỏi và gây ảnh hưởng đến vấn đề chăm sóc con cái. Mẹ bầu không cần phải sống với cơn đau nhức mỏi gối sau sinh, chỉ cần bạn áp dụng ngay những cách giúp giảm đau đầu gối sau đây.
Nghỉ ngơi
Sau khi sinh xong cơ thể mẹ cần được nghỉ ngơi để giúp phục hồi lại chức năng và tăng sức đề kháng. Đặc biệt, khớp gối cũng cần được thư giãn sau thời gian bị đè nén.
Tập thể dục thể thao thường xuyên
Bác sĩ Hilda Hutcherson khuyên chúng ta nên tập thể dục thường xuyên để giúp máu lưu thông tốt đến khớp gối và cải thiện đau nhức hiệu quả. Bà mẹ sau sinh không nên tập luyện với cường độ mạnh và tần suất nhiều, các bạn chỉ cần thực hiện một số bài tập vật lý nhẹ nhàng hoặc đi bộ vừa phải giúp tăng cường cơ bắp đầu gối, giảm sự lỏng lẻo của dây chằng, giảm hiện tượng đau nhức đầu gối và ngăn ngừa cơn đau phát triển.
Lựa chọn giày phù hợp
Giày dép là một trong món hàng không thể thiếu của chị em, đặc biệt là giày cao gót. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu gối nhất là đau đầu gối sau khi sinh. Do đó, để cải thiện hiện tượng sau sinh bị đau đầu gối ở các chị em, bác sĩ Hilda Hutcherson khuyến khích các mẹ nên lựa chọn những đôi giày có đệm lót và vòm để giúp giảm sốc đối với đầu gối khi di chuyển. Đồng thời, giúp đầu gối của bạn được thư giãn và thoải mái, giảm mỏi gối sau sinh.
Giảm trọng lượng cơ thể
Theo thông tin từ các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, chị em sau sinh nên đảm bảo cân nặng ở mức ổn định, tránh trường hợp tăng cân quá mức gây đè nén lên khớp gối và gây đau nhức mỏi gối sau sinh.
Thực hiện vật lý trị liệu
Các phương pháp điều trị bảo tồn như châm cứu, massage hoặc xoa bóp,... đều là các biện pháp hữu hiệu đối với những người bị đau nhức, mỏi gối sau sinh.
- Massage: Liệu pháp xoa bóp đã được chứng minh giúp điều trị đau khớp gối và co cứng khớp, giúp cải thiện khả năng vận động, giảm thiểu tình trạng co cứng, mỏi gối sau sinh.
- Châm cứu: Đây là thủ thuật sử dụng kim châm kích thích các huyệt đạo hoạt động giúp giảm đau khớp.
- Liệu pháp nóng và lạnh: Người bệnh có thể sử dụng hai liệu pháp này thay thế cho nhau, giúp giảm đau khớp gối sau sinh khá hiệu quả. Các mẹ chỉ cần sử dụng một miếng đệm sưởi ấm đắp lên vùng khớp gối hoặc thư giãn bằng nước ấm cũng giúp xua tan cơn đau này.
Thay đổi chế độ ăn uống
Bên cạnh việc châm cứu và áp dụng các liệu pháp thay thế, thực phẩm cũng chính là một trong những giải pháp giúp làm giảm đau nhức đầu gối sau khi sinh hiệu quả. Người bệnh nên cắt giảm hoặc loại bỏ chế độ ăn giàu hàm lượng gluten, bởi chất này sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, các mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nhất là vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho khớp gối và giảm thiểu tình trạng đau nhức, mỏi gối sau sinh. Bổ sung các chất giúp cải thiện tình trạng đau nhức
Dưới đây là danh sách các chất bổ sung giúp giảm đau nhức đầu gối sau sinh đó là Serrapeptase, Lactoferrin, Giảm L-Glutathione, L-Glutamine, Phospholipid Complex, CoEnzyme Q10, Kẽm (Citrate), Vitamin D3,...
Bị mỏi gối sau sinh là tình trạng khá phổ biến mà nhiều chị em gặp phải. Nếu đã thử áp dụng các biện pháp giảm đau trên mà không mang lại kết quả cao, các bạn nên cần sự can thiệp từ y tế.
Xem thêm:
- Bật mí chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sau sinh
- Những cách giúp bà bầu giảm đau lưng khi mang thai
- Đau lưng sau khi sinh mổ: Chớ để lâu!