Mới chích ngừa rubella đã có thai có đáng lo ngại không?

Nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đi tiêm vacxin rubella dự phòng nhưng không cẩn thận, để mang thai ngay sau khi tiêm. Vậy mới đi chích ngừa rubella đã có thai có đáng lo ngại không? Trong tình huống như vậy thì nên giữ thai hay phá thai khiến nhiều chị em băn khoăn.

Mới chích ngừa rubella đã có thai có đáng lo ngại không? Mới chích ngừa rubella đã có thai có đáng lo ngại không?

Nên chích ngừa vắc xin rubella khi nào?

Vắc xin rubella có thành phần chứa các virus rubella sống đã được giảm độc lực. Tiêm vắc xin giúp cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động với virus. Do virus rubella này đã được giảm độc lực nên mức độ phản ứng nhẹ hơn rất nhiều.

Virus Rubella gây nhiều dị tật ở thai nhi nếu trong thai kì bà mẹ bị nhiễm virus này. Vì vậy chích ngừa vắc xin trước khi mang thai sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ này.

Tuy nhiên việc chích ngừa phải thực hiện sớm, trước khi mang thai và phải đủ thời gian để cơ thể tạo ra được miễn dịch với virus này thì mới có tác dụng.

Vắc xin khi vào cơ thể sẽ giúp cơ thể kích thích sản xuất ra các kháng thể để chống lại virus. Mức độ kháng thể tăng dần sau 3-4 tuần kể từ ngày tiêm. Kèm theo đó nồng độ virus và độc lực của chúng giảm dần trong máu. Khi mức độ độc lực trong máu của chúng giảm xuống thì nguy cơ cho thai nhi không còn. Các bác sĩ sản khoa khuyên rằng sau 3 tháng kể từ khi chích ngừa vắc xin thì có thể mang thai an toàn.

vicare.vn-moi-chich-ngua-rubella-da-co-thai-co-dang-lo-ngai-khong-body-1

Mới chích ngừa rubella đã có thai có đáng lo ngại không?

Vắc xin rubella có bản chất là vắc xin sống, đã giảm độc lực. Theo nguyên tắc thì không được sử dụng cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên có nhiều chị em phụ nữ thực hiện tiêm vắc xin này mà không hề biết mình đang mang thai, hoặc vừa mới chích ngừa rubella đã có thai. Vậy trong trường hợp này, thai phụ nên làm thế nào?

Đã có những nghiên cứu về vấn đề này. Quá trình theo dõi 1000 sản phụ mang thai đã tiêm vắc xin rubella trong thời kì đầu mang thai mà không biết rằng mình đã có thai cho thấy rằng chưa ghi nhận trường hợp nào sinh con bị dị dạng bẩm sinh. Theo PGS.TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thì việc tiêm vắc xin trong những tháng đầu của thai kì không phải sẽ gây dị dạng thai như mọi người vẫn đồn thổi. Bản chất của chúng là virus sống giảm độc lực nên độc lực của chúng có nguy cơ gây dị dạng thai, tuy nhiên ở mức rất thấp so với virus từ môi trường bên ngoài. Vì vậy nguy cơ gây dị dạng thai là rất thấp.

Việc phá thai là không cần thiết đối với những phụ nữ vừa chích ngừa rubella đã có thai, hoặc chích ngừa xong mới phát hiện mình mang thai. Thai phụ vẫn nên tiếp tục giữ thai và theo dõi sự phát triển của thai, tái khám định kì thường xuyên.

Việc tiêm vắc xin này sớm trước khi có ý định mang thai vẫn là điều được các bác sĩ khuyến cáo, tốt nhất là trước 3 tháng khi có dự định mang thai. Việc tiêm vắc xin này sẽ giúp cơ thể có được miễn dịch sau tiêm, thông thường đến 95-100% người tiêm sẽ có sự phát triển kháng thể trong cơ thể sau 3-4 tuần kể từ khi tiêm vắc xin. Kháng thể này còn tồn tại trong cơ thể đến 15 năm sau khi tiêm. Vì vậy mỗi mũi tiêm vắc xin có khả năng phòng bệnh đến 15 năm.

vicare.vn-moi-chich-ngua-rubella-da-co-thai-co-dang-lo-ngai-khong-body-2

Lời khuyên dành cho thai phụ

  • Nếu bạn đã tiêm vắc xin rubella trong những tháng đầu của thai kì thì không nên bỏ thai ngay lập tức. Bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám, tư vấn. Nguy cơ gây thai nhi dị dạng của vắc xin không cao như so với virus sống từ môi trường.
  • Thăm khám thai định kì thường xuyên trong những tháng tiếp theo của thai kì để đảm bảo thai nhi phát triển tốt và giúp phát hiện sớm các bất thường có thể xảy ra.
  • Nên tiêm vắc xin sớm trước ít nhất 1-3 tháng nếu bạn có dự định có thai.

Xem thêm:

  • Những lưu ý dành cho các bà mẹ khi tiêm vắc xin Sởi - Rubella
  • Tại sao chị em nên tiêm phòng sởi, thuỷ đậu, quai bị, rubella trước khi có thai 3 tháng?
  • Vắc xin rubella: Những ai cần tiêm và nên tiêm vào lúc nào?