Mỗi bộ phận trong cơ thể chỉ sinh ra 1 lần, tại sao răng lại mọc 2 lần?

Ai trong chúng ta cũng đã từng rụng răng sữa và mọc răng mới được gọi là răng vĩnh viễn. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc tại sao mỗi bộ phận trên cơ thể chỉ sinh ra một lần nhưng lại mọc răng đến 2 lần. Cùng tìm hiểu và lý giải quá trình thay răng từ răng sữa lên răng vĩnh viễn.

Mỗi bộ phận trong cơ thể chỉ sinh ra 1 lần, tại sao răng lại mọc 2 lần? Mỗi bộ phận trong cơ thể chỉ sinh ra 1 lần, tại sao răng lại mọc 2 lần?

Ai trong chúng ta cũng đã từng rụng răng sữa và mọc răng mới được gọi là răng vĩnh viễn. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc tại sao mỗi bộ phận trên cơ thể chỉ sinh ra một lần nhưng lại mọc răng đến 2 lần. Cùng tìm hiểu và lý giải quá trình thay răng từ răng sữa lên răng vĩnh viễn.

Răng sữa là gì?

Răng sữa còn được biết đến là răng em bé hoặc răng rụng. Răng sữa bắt đầu hình thành từ bên dưới nướu răng từ tuần thứ 5 của thai kỳ.

Sau thời gian từ 6 đến 1 năm sau khi sinh thì răng sữa sẽ bắt đầu mọc lên. Từ 4 đến 5 tuổi thì trẻ em sẽ có một hàm răng sữa hoàn chỉnh 20 răng, gồm 4 răng hàm và 6 răng cửa trên mỗi hàm.

vicare.vn-moi-bo-phan-trong-co-chi-sinh-ra-1-lan-tai-sao-rang-lai-moc-2-lan-body-1

Răng vĩnh viễn là gì?

Răng vĩnh viễn là loại răng mọc lên để thay thế răng sữa và tồn tại đến già. Nếu răng sữa mất đi thì sẽ không bao giờ mọc lại nữa. Hàm răng vĩnh viễn hoàn chỉnh sẽ gồm 32 răng hoặc 28 răng với 4 nhóm chính; răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ, răng hàm lở.

Tại sao lại mọc răng đến 2 lần?

Mỗi chúng ta đều có 2 lần mọc răng. Đây là một quá trình hoàn toàn tự nhiên, phù hợp quá trình phát triển của cơ thể con người. Lần mọc đầu tiên là vào lúc trẻ bú mẹ gồm 20 cái nên thường được gọi là răng sữa. Chúng nhỏ và không bền. Lần mọc thứ 2 là răng vĩnh viễn để thay thế cho răng sữa.

Đa số trẻ em sẽ rụng chiếc răng sữa đầu tiên vào năm 6 tuổi, nhưng cũng có trẻ rụng sớm vào năm 4 tuổi hay muộn hơn vào năm 7 tuổi. Nếu răng sữa mọc sớm chúng cũng sẽ rụng sớm hơn. Còn nếu chúng mọc muộn thì quá trình thay thế bằng răng vĩnh viễn cũng sẽ diễn ra chậm hơn. Quá trình rụng răng sữa sẽ bắt đầu từ răng cửa và kết thúc bằng răng hàm. Răng sữa rụng đến đâu thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên để thay thế liền ngay sau đó. Đến lúc 12, 13 tuổi, hàm răng của trẻ sẽ được thay thế hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn.

Sở dĩ răng được mọc đến 2 lần là vì mỗi loại răng sẽ có một công năng khác nhau. Bên cạnh chức năng nhai thức ăn thì răng sữa còn có tác dụng kích thích xương hàm phát triển, tạo điều kiện để răng cố định phát triển.

Còn răng vĩnh viễn có công năng chính là để nhai thức ăn. Khi còn bé, xương quai hàm của con người chưa phát triển. Nếu răng vĩnh viễn mọc thì không để đứng vững trên khung xương đó được. Khi chúng ta lớn lên, cần bộ răng chắc chắn hơn để có thể nhai, nghiền nhiều loại thức ăn cứng. Lúc này răng sữa lại quá yếu ớt để thực hiện chức năng đó.

Vì thế, trong quá trình tiến hóa lâu dài, con người đã có sự phát triển, thay đổi để thích nghi hơn. Thời kỳ trẻ em sẽ chưa cần nhai thức ăn quá cứng và sẽ kích thích xương hàm phát triển. Đến một thời gian, xương hàm đủ cứng thì răng sữa sẽ được thay thế bằng xương vĩnh viễn đến hết cuộc đời.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu mọc răng và thứ tự mọc răng của trẻ
  • Một số mẹo nhỏ để tránh trẻ mọc răng bị sốt
  • Cách chăm răng sữa mẹ cần biết