Mọc mụn kèm ngứa rát ở da: Cảnh giác bệnh zona thần kinh tấn công

Zona thần kinh là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở những người có sức đề kháng kém và đã từng mắc bệnh thủy đậu. Bệnh zona thần kinh tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại để lại nhiều biến chứng cho người bệnh.

Mọc mụn kèm ngứa rát ở da: Cảnh giác bệnh zona thần kinh tấn công Mọc mụn kèm ngứa rát ở da: Cảnh giác bệnh zona thần kinh tấn công

Vì vậy mọi người cần trang bị cho mình đầy đủ các thông tin về bệnh, từ đó nắm bắt được các triệu chứng bệnh zona thần kinh để kịp thời nhận biết và chữa trị hiệu quả khi mắc phải.

Bệnh zona thần kinh là gì?

Zona là một bệnh do vi rút Varicella-zoster gây nên, chủ yếu tấn công lên da và thần kinh ở vùng da bị bệnh. Bệnh này thường khởi phát đột ngột và diễn biến cấp tính.

Bệnh Zona nếu không chữa trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, nếu để bệnh quá nặng thì virut sẽ tiêu hủy các tế bào thần kinh tủy sống và làm rối loạn chức năng của da.

Những triệu chứng bệnh zona thần kinh

vicare.vn-moc-mun-kem-ngua-rat-o-da-canh-giac-benh-zona-than-kinh-tan-cong-body-1

Bệnh zona thần kinh có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng mà Zona có thể xuất hiện ở một số vị trí trên cơ thể như: zona thần kinh trên mặt, cằm, trán hay zona thần kinh ở mắt, ở mũi và đặc biệt là zona thần kinh ở môi,...

  • Đau cục bộ và phát ban là những triệu chứng của bệnh zona thần kinh, các triệu chứng khác có thể bao gồm: đau đầu, sốt, ớn lạnh, đau bụng,....
  • Những triệu chứng bệnh zona cảnh báo sớm thường thấy ở các vị trí phát ban đó là tình trạng ngứa, rát, nóng và đau đớn,....
  • Người bệnh thấy xuất hiện mụn rộp (mụn nước) trong 7-10 ngày và biến mất hoàn toàn trong khoảng từ 2-4 tuần. Ở người khỏe mạnh thì các vết rộp thường không để lại sẹo, tình trạng đau và ngứa sẽ biến mất sau 2- 4 tuần. Tuy nhiên, ở những người có sức đề kháng kém thì có thể bị bệnh vẩy nến nếu không chữa lành kịp thời.

Những ai dễ mắc bệnh zona

  • Bệnh zona thường gặp ở những người có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém, những người thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi và suy nhược cơ thể,...
  • Những người khỏe mạnh cũng có thể bị zona tấn công nhưng bệnh thường gặp hơn ở những người cao tuổi, càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
  • Ngoài ra, những người đang mắc một số bệnh như: bệnh về máu, tiểu đường, ung thư, viêm não – màng não,... cũng có nguy cơ mắc zona.
  • Đặc biệt, những người bị bệnh thủy đậu đều có nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh.

Zona thần kinh có bị lây nhiễm không?

Zona thần kinh có thể lây khi có tiếp xúc với vùng da bị tổn thương của người bệnh hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như: khăn mặt, khăn tắm hay quần áo, bồn tắm,... của người bị nhiễm bệnh.

Bệnh có thể phát triển thành dịch vào mùa hè và mùa mưa do có tiếp xúc hoặc cùng sinh hoạt chung với những người mắc bệnh.

Ngoài ra, bệnh zona thần kinh có thể lây từ người bị nhiễm bệnh sang trẻ em hay người lớn chưa từng mắc bệnh thủy đậu, những người này thay vì bị zona thần kinh thì lại mắc bệnh thủy đậu. Và một khi đã mắc bệnh thủy đậu thì họ sẽ không bị nhiễm zona từ người khác.

Zona thần kinh kiêng gì?

vicare.vn-moc-mun-kem-ngua-rat-o-da-canh-giac-benh-zona-than-kinh-tan-cong-body-2
  • Kiêng sử dụng các loại rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích,... vì những loại thực phẩm này có thể làm giảm sức đề kháng, hệ thống miễn dịch khiến cho vi rút zona lây lan nhanh hơn.
  • Kiêng ăn những loại thực phẩm giàu axit amin, ngũ cốc tinh chế, đồ ăn chiên rán,... vì chúng có thể thúc đẩy sự phát triển của vi rút zona và khiến cho vết thương do bệnh gây ra lâu lành hơn.
  • Tránh tiếp xúc da hay ăn uống, sinh hoạt chung với người đang bị bệnh hoặc những người bị suy giảm miễn dịch. Không được gãi ở những vùng da bị nhiễm bệnh vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn và có thể để lại sẹo.
  • Không nên đắp gạo nếp, đỗ xanh hay các loại lá thuốc nam, các bài thuốc dân gian lên vùng da tổn thương sẽ tăng nguy cơ bội nhiễm da, gây viêm loét, kích ứng da...
  • Cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin cho cơ thể, đồng thời thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để tăng sức đề kháng của cơ thể đẩy lùi bệnh tật,...
  • Đặc biệt khi có những triệu chứng của bệnh zona thần kinh thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn và có chỉ định điều trị phù hợp.

Cách điều trị bệnh zona thần kinh

Nên điều trị bệnh zona thần kinh trong vòng 48 giờ tính từ khi có các tổn thương ở da sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao. Ngược lại nếu điều trị bệnh càng muộn thì nguy cơ biến chứng càng nhiều.

Người bệnh nên đi khám chuyên khoa da liễu và thực hiện điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ bởi việc dùng sai thuốc, sai cách sẽ khiến bệnh lâu khỏi và có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Liệu pháp điều trị bệnh zona thần kinh đầy đủ gồm: Dùng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc chống viêm; thuốc làm dịu da và thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc kháng virut.

Cần uống tất cả các loại thuốc được kê theo đơn và làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Khi thấy xuất hiện những triệu chứng mới hoặc không thể kiểm soát được các cơn đau, cơn ngứa thì cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Zona thần kinh - Bệnh nguy hiểm chớ coi thường
  • Người bị zona thần kinh nên ăn gì và kiêng gì?