Mổ thoát vị bẹn có đau không? Có nên mổ bằng phương pháp nội soi không?
Thoát vị bẹn là một bệnh lý gặp chủ yếu ở nam giới. Phương pháp điều trị chủ yếu cho tình trạng này là phẫu thuật. Vậy mổ thoát vị bẹn có đau không? Có nên mổ thoát vị bẹn bằng phương pháp nội soi không?
Mổ thoát vị bẹn có đau không? Có nên mổ bằng phương pháp nội soi không?
Thoát vị bẹn là một bệnh lý gặp chủ yếu ở nam giới ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho đến người lớn và cả người già cũng có thể gặp phải tình trạng này. Phương pháp điều trị chủ yếu cho tình trạng này là phẫu thuật. Có nhiều bệnh nhân vì sợ phẫu thuật đau nên đã không điều trị sớm, để đến khi bệnh nặng, không thể chịu được nữa mới đi khám và điều trị, việc làm này rất nguy hiểm. Vậy mổ thoát vị bẹn có đau không? Có nên mổ thoát vị bẹn bằng phương pháp nội soi không?
Trước khi đi tìm hiểu về mổ thoát vị bẹn, chúng ta cùng tìm hiểu xem tình trạng thoát vị bẹn là gì nhé.
Thoát vị bẹn là gì?
Thoát vị bẹn là tình trạng có một tạng trong ổ bụng thoát ra khỏi vị trí bình thường, thông qua một khu vực yếu của ống bẹn để xuống bìu hoặc ra thành bụng vùng bẹn. Đây là loại thoát vị bẹn thường gặp trong các loại thoát vị thành bụng.
Có hai loại thoát vị bẹn đó là:
Thoát vị bẹn trực tiếp
Tình trạng này xảy ra khi khối thoát vị thoát ra ngoài qua nơi yếu nhất của thành bụng đó là hố bẹn trong, tình trạng này thường gặp ở người trưởng thành. Tình trạng này xảy ra là do sự thoái hóa mô liên kết của các cơ bụng. Loại thoát vị này chỉ xảy ra ở nam giới. Tình trạng thoát vị trực tiếp xảy ra dần dần khi có áp lực liên tục đè nặng lên khối cơ.
Các yếu tố có thể gây áp lực lên các cơ bụng khiến cho bị thoát vị bẹn đó là:
- Khiêng vác vật nặng.
- Tăng cân.
- Bị táo bón lâu ngày.
- Bị bệnh ho mạn tính.
- Do có sự xoắn đột ngột, co kéo hoặc bị thủng cơ.
Thoát vị bẹn gián tiếp
Tình trạng này xảy ra khi khối thoát vị thoát ra qua hố bẹn ngoài, đây thường là hiện tượng bẩm sinh. Tình trạng này thường gặp ở nam hơn nữ. Trong quá trình phát triển của thai nhi nam, thừng tinh và tinh hoàn đi từ trong bụng xuống ống bẹn vào trong bìu. Bình thường, sau khi sinh vòng bẹn này sẽ đóng kín lại, tuy nhiên có một số trẻ lại không đóng kín, để lại một điểm yếu ở thành bụng. Các tạng trong ổ bụng, thường là chất béo hoặc một phần của ruột non có thể thoát ra ngoài ở vị trí này gây ra thoát vị bẹn. Đối với nữ giới, thoát vị bẹn gián tiếp gây ra bởi ruột non hoặc các phần phụ. Đây cũng là loại thoát vị bẹn phổ biến nhất, đặc biệt là với những trẻ sinh non sẽ có nguy cơ bị thoát vị bẹn bẩm sinh cao, do thời gian để ống bẹn đọng lại bị rút ngắn hơn bình thường. Khi bị thoát vị bẹn, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng chính như cảm giác khó chịu, đau đớn và xuất hiện một khối u phồng lên ở vùng bẹn. Trong một số trường hợp, thoát vị bẹn có thể xảy ra hiện tượng vặn xoắn và gây nghẹt cùng một số biến chứng cấp tính khác gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Chính vì vậy, khi phát hiện có những triệu chứng bất thường như trên, bệnh nhân cần được đưa tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Mổ thoát vị bẹn có đau không?
Phẫu thuật là phương pháp chính để điều trị thoát vị bẹn. Có hai phương pháp phẫu thuật chính là mổ mở và mổ nội soi. Tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Dù sử dụng phương pháp phẫu thuật nào thì trước khi tiến hành, bệnh nhân đều được gây tê hoặc gây mê, do đó bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau trong quá trình phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ kê cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau trong một vài ngày để làm giảm cảm giác đau và các triệu chứng khó chịu sau mổ.
Có nên mổ thoát vị bẹn nội soi hay không?
Phương pháp phẫu thuật trước đây vẫn được sử dụng để điều trị bệnh lý thoát vị bẹn là mổ mở ở vùng bẹn, sau đó các bác sĩ sẽ tìm và phẫu tích thắt ống phúc tinh mạc lại. Song trong nhiều tài liệu có đề cập đến tỷ lệ tái phát thoát vị bẹn sau khi mổ mở là từ 0,8 - 3,8% và tỷ lệ bỏ sót thoát vị bẹn bên đối diện là từ 5,6 - 30% khi chỉ dựa vào siêu âm đơn thuần.
Bằng phương pháp nội soi, từ chiếc máy quay nhỏ được đưa vào bên trong cơ thể bệnh nhân, từ đó các hình ảnh được đưa lên màn hình lớn, giúp cho các bác sĩ có thể quan sát, tiến hành thủ thuật một cách chính xác nhất.
Phương pháp phẫu thuật nội soi trong mổ thoát vị bẹn có nhiều ưu điểm như sau:
- Bệnh nhân sẽ ít đau và phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật.
- Phương pháp nội soi rất an toàn, ít gây ra các sang chấn mạch máu và ống dẫn tinh (ở bệnh nhân nam) do đó ít ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của bệnh nhân.
- Nguy cơ nhiễm trùng vết thương thấp.
- Thời gian phẫu thuật cũng như thời gian lưu viện ngắn hơn phương pháp mổ mở, giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian và cả chi phí.
- Tỷ lệ tái phát sau khi mổ thoát vị bẹn nội soi rất thấp.
- Khi tiến hành nội soi, bác sĩ có thể kiểm tra bên đối diện, tránh trường hợp bỏ sót. Khi phát hiện bên đối diện cũng bị thoát vị bẹn, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật luôn trong một lần mổ.
- Phẫu thuật nội soi có tính thẩm mỹ cao hơn bởi đường rạch rất nhỏ, chỉ 2mm trong khi mổ mở, đường rạch dài hơn rất nhiều, thường khoảng 2 cm. Sau khi phẫu thuật nội soi hầu như không nhìn thấy vết sẹo.
Tuy mổ thoát vị bẹn nội soi có nhiều ưu điểm như vậy, song không phải lúc nào cũng có thể sử dụng được. Có những trường hợp thoát vị bẹn không thể mổ nội soi đó là:
- Trường hợp khối thoát vị rất lớn, khi này phương pháp mổ mở sẽ đem lại hiệu quả hơn mổ nội soi.
- Trường hợp bệnh nhân đã có phẫu thuật vùng chậu, cũng không thể lựa chọn mổ nội soi để điều trị thoát vị bẹn.
Chắc hẳn quý vị đã có câu trả lời cho các câu hỏi “Mổ thoát vị bẹn có đau không? Có nên mổ thoát vị bẹn nội soi không?”. Khi có các biểu hiện của tình trạng thoát vị bẹn, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Không nên để tình trạng thoát vị bẹn kéo dài, rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Xem thêm:
- Những biến chứng thường gặp khi mổ thoát vị bẹn là gì?
- Điều trị ngứa vùng bẹn và đùi trên như thế nào để không tái phát?
- Đau ở bẹn và thắt lưng khi xuất tinh có phải nhiễm khuẩn đường tiết niệu?