Mổ ruột thừa có sinh thường được không
Nhiều mẹ bầu thích sinh mổ để chủ động được ngày chào đón em bé, nhưng cũng nhiều mẹ muốn đẻ thường vì tin rằng đẻ thường tự nhiên tốt hơn cho con. Vậy đối với các mẹ có tiền sử đã mổ ruột thừa có sinh thường được không? Những trường hợp nào bắt buộc phải mổ đẻ? Mọi người cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mổ ruột thừa có sinh thường được không
Trường hợp nào phải mổ ruột thừa
Ruột thừa nằm bên phải thành bụng, có hình con giun dài từ 3 – 13cm với một đầu thông với manh tràng và đầu còn lại được đậy kín bởi một van. Ruột thừa là một phần manh tràng bị thoái hóa do đó được xem là một bộ phận thừa của cơ thể và không có chức năng đặc biệt gì. Tuy nhiên, khoa học ngày nay chứng minh, ruột thừa cũng là nơi dự trữ nguồn vi khuẩn có lợi tiềm năng cho hệ tiêu hóa
Trong một số trường hợp không mong muốn, ruột thừa bị viêm nhiễm bởi phân từ manh tràng hoặc nhiều dịch nhầy khiến ruột thừa bị tắc nghẽn, gây đau đớn cho người bệnh. Chỉ tiến hành mổ ruột thừa bị viêm nhiễm khi nó gây ra những cơn đau bụng dữ dội và có nguy cơ bị vỡ.
Mổ ruột thừa có sinh thường được không
Nhiều mẹ băn khoăn lo lắng rằng mổ ruột thừa có sinh thường được không? Theo các bác sĩ bệnh viện Từ Dũ, mổ ruột thừa hoàn toàn không ảnh hưởng đến chuyện sinh thường hay sinh mổ nếu vết mổ không không liên quan gì tới tử cung
Do vị trí của ruột thừa nối thông với manh tràng của ruột già và không ảnh hưởng gì tới tử cung nên mẹ hoàn toàn có thể sinh thường. Nếu bạn mổ ruột thừa nội soi, vết mổ nhỏ, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến quá trình vượt cạn khi sinh thường.
Một số ca mổ ruột thừa theo dạng mổ banh, vết mổ dài nhưng chỉ làm mất thẩm mỹ chứ không ảnh hưởng gì đến việc sinh thường. Một vài người có tình trạng dính ruột gây đau bụng, đau vùng chậu sau khi mổ ruột thừa, nhưng điều này chỉ gây ra khó khăn cho việc sinh mổ chứ không ảnh hưởng đến khả năng sinh thường.
Như vậy mổ ruột thừa vẫn có thể sinh thường được.
Những trường hợp bắt buộc phải sinh mổ:
- Suy thai: xảy ra khi nhịp tim của thai nhi thấp hay thai nhi bị nhiễm nước ối.
- Sinh non: trường hợp mẹ chuyển dạ sớm trước 37 tuần, để bảo vệ thai nhi khỏi các vấn đề nguy hiểm thì mẹ bầu cần được cấp cứu gấp.
- Đa thai: đối với phụ nữ sinh đôi, sinh ba,...việc sinh thường sẽ gặp rất nhiều khó khăn
- Tiền sản giật: xảy ra do biến chứng của huyết áp cao trong thai kỳ, khiến cho thai nhi không nhận đủ máu và oxy.
- U xơ tử cung: mẹ bầu khi mắc căn bệnh phụ khoa nguy hiểm cần được sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
- Rau tiền đạo: trường hợp nhau thai nằm thấp trong tử cung, che kín một phần hoặc toàn bộ tử cung.
- Đứt nhau thai: trẻ bị thiếu oxy do nhau thai bị bong khỏi lớp niêm mạc tử cung gây cản trở
- Đã từng sinh mổ: để tránh trường hợp vỡ tử cung, phụ nữ đã từng sinh mổ thì nên tiếp tục sinh mổ
- Vị trí thai không thuận: tình trạng này rất nguy hiểm cho thai nhi và gây khó khăn cho bác sĩ nên buộc phải sinh mổ.
- Mẹ mắc bệnh nhiễm trùng như HIV,.. thì nên sinh mổ để tránh lây nhiễm cho bé qua đường ống sinh.
- Thai nhi quá lớn: sẽ khó khăn cho việc sinh thường vì rất khó đi qua khung xương chậu của mẹ.
- Cổ tử cung không mở: khiến thai nhi khó ra.
- Thai nhi bị dị tật bẩm sinh: để tránh các biến chứng trong quá trình sinh thì mẹ bầu cần sinh mổ
Phụ nữ mang thai khi đến ngày chuyển dạ rất quan tâm đến vấn đề sinh thường hay sinh mổ. Việc có thực hiện ca mổ ruột thừa trước đó hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc sinh thường. Tuy nhiên sau khi mổ ruột thừa các mẹ bầu nên chăm sóc vết mổ thật kĩ để tránh nhiễm trùng, hạn chế động mạnh, nên ăn uống điều độ,.. để đảm bảo sức khỏe và giúp việc sinh nở diễn ra dễ dàng.
Xem thêm :
- Đẻ thường hay đẻ mổ đều có nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản
- Mẹ bầu nên biết những điều này để đẻ thường không đau
- Mang thai bị rau bám mặt trước có đẻ thường được không?