Mỡ máu bao nhiêu được gọi là cao?
Mỡ máu bao nhiêu là cao? Lượng cholesterol có trong máu bao nhiêu sẽ bị cảnh báo là mắc bệnh mỡ máu cao? Trong bài viết dưới đây HoiBenh sẽ trả lời câu hỏi này để người có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao có cách phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.
Mỡ máu bao nhiêu được gọi là cao?
Các chỉ số cần quan tâm khi xét nghiệm mỡ máu
Khi xét nhiệm mỡ máu, các chỉ số quan trọng nhất mà bạn nên đặc biệt quan tâm đó là: LDL- cholesterol (LDL-c), cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol (HDL-c) và triglyceride.
Cholesterol và triglyceride được vận chuyển trong máu nhờ sự kết hợp với chất lipoprotein là HDLvà LDL. Chất cholesterol khi kết hợp với LDL (được ký hiệu là LDL-c) là dạng cholesterol khi dư thừa sẽ gây nguy hại cho cơ thể. Chúng có thể vận chuyển cholesterol vào máu, sau đó lắng đọng ở thành mạch máu hình thành những mảng xơ vữa động mạch. Còn nếu cholesterol kết hợp với HDL là một dạng cholesterol có lợi cho cơ thể con người.
Như vậy, để trả lời câu hỏi mỡ máu bao nhiêu là cao thì cần làm xét nghiệm đầy đủ cả 4 yếu tố chính ở trên. Trong 4 thành phần trên thì có 3 thành phần dư thừa sẽ gây hại, gồm: cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride. Thành phần còn lại là HD-cholesterol chỉ có vai trò bảo vệ.
Khi có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào ở những thành phần mỡ máu trên thì đều dẫn tới tình trạng rối loạn mỡ máu.
Vậy mỡ máu bao nhiêu là cao?
Theo các bác sĩ chuyên khoa về tim mạch, thông thường chỉ số cholesterol toàn phần mà lớn hơn 5,2 mmol/lít và chỉ số LDL-c lớn hơn 3,4mmol/l sẽ được gọi là mỡ máu cao. Ngoài ra, khi chỉ số triglyceride ở mức trên 2,26 mmol/l được gọi là triglyceride cao. Khi chỉ số cholesterol xấu và triglyceride đều cao được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp.
Hiện có hai phương pháp điều trị mỡ máu cao, đó là dùng thuốc và không dùng thuốc. Đối với những trường hợp điều trị máu nhiễm mỡ không dùng thuốc, tức chỉ thực hiện lối sống lành mạnh như: không uống rượu bia, ngừng hút thuốc lá, không ăn nhiều chất béo, không ăn da gà, chăm chỉ luyện tập thể thao có thể giúp bạn giảm được 15% -20% cholesterol toàn phần.
Với các trường hợp điều trị mỡ máu cao dùng thuốc thì sẽ áp dụng chế độ điều trị không dùng thuốc từ 3 tháng đến 6 tháng. Các loại thuốc hạ mỡ máu hiện nay có thể gây tác dụng phụ nên người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sỹ chuyên khoa, việc này nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bạn nên đi kiểm tra các chỉ số nói trên theo định kỳ để đảm bảo chỉ số mỡ máu luôn ở mức ổn định, không tăng cao.
Cách phòng ngừa bệnh mỡ máu cao
Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh mỡ máu cao là do chế độ ăn uống không đảm bảo. Do đó, để ngăn ngừa căn bệnh này được tốt nhất, người bệnh cần chú ý đến việc ăn uống, lối sống hàng ngày của bản thân. Dưới đây là một vài chú ý trong việc cung cấp dinh dưỡng hàng ngày mà những người có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ cần lưu ý:
+ Phần năng lượng do các chất béo cung cấp chỉ được chiếm dưới 30%, tức là khoảng 700 calo một ngày;
+ Tránh việc sử dụng các loại thức ăn có lượng cholesterol cao, ví dụ như lòng đỏ trứng gà, thịt, gan, bơ;
+ Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong chế độ ăn hàng ngày;
+ Khi ăn thịt, chú ý bỏ mỡ và da động vật;
...
Tóm lại, để phòng bệnh mỡ máu cao người bệnh cần chú ý ăn uống, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Còn những người đã mắc căn bệnh máu nhiễm mỡ thì nên ăn kiêng khem cẩn thận để tránh căn bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.