Miếng dán hạ sốt không giúp trẻ hạ sốt như bạn tưởng

Khi trẻ em bị sốt, nhiều bậc phụ huynh sử dụng miếng dán hạ sốt để hạ nhiệt cho trẻ. Do được bày bán rộng rãi và tính tiện lợi, dễ sử dụng mà phương pháp này hiện đang rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, họ không biết rằng miếng dán hạ sốt không những không có tác dụng hạ sốt mà còn có thể gây nguy hiểm cho trẻ em nếu lạm dụng quá nhiều.

Miếng dán hạ sốt không giúp trẻ hạ sốt như bạn tưởng Miếng dán hạ sốt không giúp trẻ hạ sốt như bạn tưởng

Miếng dán hạ sốt là gì?

Miếng dán hạ sốt có thành phần chủ yếu là hydrogel - là các polymer dạng chuỗi, không tan trong nước nhưng lại hút nhiều nước ở vùng da đắp miếng dán. Một số loại miếng dán có thêm thành phần tinh dầu (ví dụ tinh dầu bạc hà). Trong miếng dán hạ sốt không có chứa thuốc hạ sốt.

vicare.vn-mieng-dan-ha-sot-khong-giup-tre-ha-sot-nhu-ban-tuong-body-1

Cơ chế hoạt động của miếng dán hạ sốt

Đa số các loại miếng dán hạ sốt hoạt động bằng cách dùng sự chênh lệch nhiệt độ để giảm nhiệt độ ở vùng được dán. Các thành phần hydrogel trong miếng dán sẽ hút nước trên da, hấp thụ nhiệt và phân tán ra ngoài ở vùng da dán miếng dán.

Chính vì thế, miếng dán này chỉ có tác dụng với những vùng da nhất định chứ không hề có tác dụng hạ nhiệt toàn thân. Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh được miếng dán có khả năng thay thế được thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ.

Những nguy cơ cần chú ý

Miếng dán không những không có tác dụng hạ sốt mà còn gây ra những tác dụng phụ cho trẻ nhỏ nếu cha mẹ quá lạm dụng. Một số nguy cơ trẻ em có thể gặp phải khi dùng miếng dán hạ sốt:

  • Không giúp trẻ hạ thân nhiệt: Theo tổ chức Y tế thế giới, phương pháp chườm lạnh cho trẻ để giảm sốt không đem lại hiệu quả. Miếng dán mà cha mẹ hay dùng thực chất chỉ là miếng dán lạnh nên không có tác dụng trong việc hạ thân nhiệt cho trẻ.
  • Gây ra những biến chứng nặng nề: Một số trường hợp trẻ bị sốt quá cao nhưng cha mẹ vẫn chỉ dùng miếng dán để hạ sốt cho trẻ mà không dùng thuốc hạ sốt, khiến cho việc điều trị bệnh bị chậm trễ gây nên những biến chứng nguy hiểm hoặc co giật, ảnh hưởng đến não của trẻ.
  • Kích ứng da: Da của trẻ em thường mỏng, dễ bị kích ứng nên có một số trường hợp trẻ bị dị ứng với những thành phần trong sản phẩm nếu dùng quá nhiều hay quá lâu.
  • Ảnh hưởng hệ hô hấp: Thành phần bạc hà trong sản phẩm rất dễ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ, đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Đặc biệt với trường hợp trẻ bị sốt do viêm phổi, miếng dán hạ sốt có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nghiêm trọng hơn do hệ hô hấp phải hoạt động nhiều hơn, khiến việc điều trị trở nên khó khăn.
vicare.vn-mieng-dan-ha-sot-khong-giup-tre-ha-sot-nhu-ban-tuong-body-2

Làm thế nào để hạ sốt cho trẻ?

Nếu không sử dụng miếng dán hạ sốt, vậy làm thế nào để hạ sốt cho trẻ? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau để giúp trẻ giảm bớt thân nhiệt, hạ sốt an toàn:

  • Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ bằng nhiệt kế. Nếu nhiệt độ trên 37,5 độ, cha mẹ nên sử dụng một chiếc khăn ấm để lau khắp người cho trẻ, đặc biệt là những vùng như nách, bẹn.
  • Cởi bớt quần áo của trẻ, không nên ủ quá ấm để da trẻ được thông thoáng, giúp cơ thể điều tiết nhiệt độ, từ đó hạ sốt nhanh hơn.
  • Bổ sung nhiều nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước ép hoa quả hoặc nước lọc. Nên cho trẻ uống từng ngụm nhỏ.
  • Không nên chườm đá cho trẻ bởi sẽ gây co mạch rất nguy hiểm.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt theo sự chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc đúng liều, đúng lượng. Tuyệt đối không được cho trẻ dùng nhiều loại thuốc hạ sốt cùng một lúc vì có thể gây ra nguy cơ ngộ độc. Không những thế, nếu dùng thuốc hạ sốt quá liều có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
  • Nếu đã áp dụng các cách trên nhưng trẻ vẫn không hết sốt hoặc bắt đầu có những dấu hiệu của biến chứng, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
  • Trong trường hợp phụ huynh vẫn muốn sử dụng miếng dán hạ sốt thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để được xác định dùng để hỗ trợ hạ sốt.

Xem thêm:

  • Sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ em như nào cho đúng?
  • Điều các mẹ cần phải biết về miếng dán hạ sốt cho trẻ
  • Sai lầm cha mẹ thường gặp khi dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ