Mẹo trị bệnh cước tay chân vào mùa đông

Hiện tượng cước là các đầu ngón tay, ngón chân bị sung căng cứng, nổi màu đỏ mà đặc biệt là rất ngứa. Bệnh này phổ biến vào những mùa lạnh và rất nhiều người mắc phải. Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ra gây triệu chứng khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt. Vậy làm thế nào để phòng cũng như chữa cước tay chân vào mùa đông?

Mẹo trị bệnh cước tay chân vào mùa đông Mẹo trị bệnh cước tay chân vào mùa đông

Hiện tượng cước là các đầu ngón tay, ngón chân bị sung căng cứng, nổi màu đỏ mà đặc biệt là rất ngứa. Bệnh này phổ biến vào những mùa lạnh và rất nhiều người mắc phải. Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ra gây triệu chứng khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt. Vậy làm thế nào để phòng cũng như chữa cước tay chân vào mùa đông? Hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của HoiBenh.

1. Cước tay chân là gì?

Bệnh cước tay chân còn được biết đến như là một loại chấn thương do lạnh thường xuất hiện vào mùa đông với triệu chứng các đầu ngón chân và tay sưng đỏ, ngứa ngáy, hơn nữa là đau đớn, phồng rộp, đôi khi tê dại, cấu mạnh không có cảm giác.

Cước tay chân là tình trạng giá lạnh của một bộ phận cơ thể (thường là phần da), do việc tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp. Đấy chính là biểu hiện của tình trạng hoại tử tế bào, tạo thành những đám da phù nề, bệnh thường bắt gặp ở tay chân.

Nguyên nhân chủ yếu bệnh phát sinh là do lạnh, làm cho các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, khiến máu lưu thông chậm, gây thiếu ôxy ở vùng dưới da cần nuôi dưỡng. Khi được làm ấm đột ngột, mạch máu sẽ bị vỡ, kết quả là dễ dẫn tới viêm, sưng nề, ngứa và đau. Bệnh cước chân không phải do dị ứng hay di truyền mà do thân nhiệt người bệnh chịu lạnh kém.

Bệnh cước tay thường hay gặp ở phụ nữ, những người lao động chân tay như làm ruộng, người làm nghề liên quan đến sông nước. Bệnh cũng hay gặp ở những người có tuần hoàn máu kém, những người mà hay bị lạnh ngón tay.

vicare.vn-meo-tri-benh-cuoc-tay-chan-vao-mua-dong-body-1

2. Mẹo trị bệnh cước tay chân vào mùa đông

Với những người đã bị bệnh thì có một bài thuốc dân gian được xem như cách chữa bệnh cước chân tay vào mùa đông khá hiệu quả đó là dùng lá lốt thái nhỏ, đun sôi với nước rồi cho thêm một chút muối. Ngâm chân, tay vào nước lá lốt này khoảng 30 phút trước.

Ngoài ra, bạn có thể thoa một chút dung dịch rượu anh đào (loại nhẹ) lên vùng chân, tay bị cước để làm dịu cơn ngứa, rát. Hoặc dùng gừng tươi thái lát mỏng xát lên vùng bị cước, mỗi ngày làm một đến 2 lần liên tục trong vòng một tuần.

Chú ý, khi bị cước, bạn không nên dùng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, rượu, bia... vì chúng làm chỗ phát cước sưng ngứa nhiều hơn.

Lưu ý không nên gãi quá nhiều để tránh lở loét, phồng rộp, dẫn đến nhiễm trùng. Cách đơn giản giúp giảm ngứa, giảm đau khi bị cước, buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm tay, chân vào nước ấm pha ít muối khoảng 30 phút, có thể cho thêm vài lát gừng giúp làm ấm nhanh. Sau đó, cần lau khô và đi tất để giữ chân luôn ấm, cả khi ngủ. Bị cước nặng cần đến cơ sở y tế thăm khám, không tự ý sử dụng thuốc, tránh các biến chứng xấu.

vicare.vn-meo-tri-benh-cuoc-tay-chan-vao-mua-dong-body-2

3. Phòng tránh bệnh cước tay chân vào mùa đông

- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh (mặc đủ ấm, đi găng tay, tất chân...). Hạn chế các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, dạ... và không mặc quá chật vì sẽ gây cọ xát, kích thích tại chỗ. Đi bảo hộ (găng tay, ủng chân) để giữ ấm chân, tay khi làm việc ngoài trời.

- Không nên tiếp xúc trực tiếp nhiều với các chất tẩy rửa như nước rửa bát, bột giặt, nước lau nhà... Khi làm việc nhà thì lên đeo găng tay để bảo vệ.

- Không nên tiếp xúc với nước quá lạnh. Khi tắm cần sử dụng các loại sữa tắm có tác dụng làm mềm da, giữ ẩm cho da để làm giảm cơn ngứa.

- Thường xuyên tập thể dục để giúp cho việc lưu thông máu dễ dàng hơn.

- Trước khi đi ngủ nên ngâm chân tay vào nước ấm pha gừng, khoảng 15 đến 30 phút.

- Hạn chế uống nhiều rượu bia, thuốc lá.

Hãy luôn giữ cho cơ thể khỏe mạnh vào những ngày mùa đông và đặc biệt là không mắc phải căn bệnh cước khó chịu này bằng những cách chữa bệnh cước chân tay vào mùa đông như HoiBenh chia sẻ ở trên.