Mẹo luyện cho trẻ bú bình dễ dàng
Việc bé không chịu bú bình chắc hẳn làm không ít mẹ phải đau đầu khi bé đã quen với ti mẹ, đặc biệt là các mẹ chuẩn bị đến thời gian đi làm lại. Để luyện cho trẻ bú bình dễ dàng hơn, HoiBenh xin mách mẹ những mẹo sau.
Mẹo luyện cho trẻ bú bình dễ dàng
Việc bé không chịu bú bình chắc hẳn làm không ít mẹ phải đau đầu khi bé đã quen với ti mẹ, đặc biệt là các mẹ chuẩn bị đến thời gian đi làm lại. Để luyện cho trẻ bú bình dễ dàng hơn, HoiBenh xin mách mẹ những mẹo sau.
Vì sao bé không chịu bú bình?
Suốt những tháng đầu đời khi được sinh ra, bé luôn ở trong vòng tay của mẹ và được nuôi dưỡng bởi dòng sữa mẹ, bé đã quen với hơi sữa mẹ. Khi mẹ cho bé bú bình, bé cảm thấy không quen nên không chịu bú bình và bé sẽ rúc vào ngực mẹ đòi ti. Bé cũng thích ti mẹ hơn vì bé nhận thấy núm vú của bình cứng trong khi ti mẹ thì mềm mại, dễ chịu. Đôi khi, bé từ chối bú bình có thể vì mùi vị sữa mà bé không thích. Ngoài ra, khi bé đến giai đoạn mọc răng, bé thích cắn chặt vào núm bình chứ nhất quyết không chịu mút sữa.
Việc tìm hiểu nguyên nhân ‘‘Tại sao trẻ không chịu bú bình?’’ sẽ giúp mẹ hiểu bé hơn và có cách giải quyết tốt hơn. Tuy trẻ có những phản ứng từ chối làm mẹ rất khó trong việc tập luyện cho trẻ bú bình nhưng các mẹ cũng đừng quá lo lắng mà cần phải kiên nhẫn, đến lúc bé sẽ chấp nhận bú bình dễ dàng.>>> Xem thêm: Những vấn đề cơ bản khi cho trẻ bú bình
Mách mẹ những mẹo luyện cho trẻ bú bình dễ dàng
Khi bé được 4-5 tháng thì mẹ cũng hết thời gian ở cữ và chuẩn bị đi làm lại. Việc làm cho bé quen với núm vú của bình sữa là rất khó vì bé đã quen với ti mẹ. Để tập cho bé ti bình dễ dàng thì mẹ cũng cần có những bí quyết. Mẹ hãy tham khảo cách luyện trẻ bú bình của HoiBenh dưới đây.
Không luyện trẻ bú bình quá sớm
Tốt nhất là khoảng 2 tuần trước khi mẹ đi làm, 2 tuần ‘‘huấn luyện’’ này là khoảng thời gian phù hợp để bé chấp nhận với việc bú bình. Trước tiên mẹ nên vắt sữa vào bình cho bé bú, vừa để con làm quen, không bị bỡ ngỡ vừa không lãng phí nguồn sữa mẹ.
Chọn núm vú tương tự ti mẹ
Sở dĩ bé không chịu ti bình vì nhận thấy núm bình không được êm ái, dễ chịu như ti mẹ. Vì vậy, mẹ nên chọn núm vú giả có chất liệu mềm mại, hình dáng và tốc độ chảy càng giống với ti mẹ càng tốt. Tốc độ chảy sữa của núm vú nên là 1-2 giọt/giây sẽ phù hợp với bé hơn cả. Mẹ hãy làm ấm núm vú trong bát nước ấm trước khi cho bé bú.Đưa núm vú vào miệng bé đúng cách
Mẹ tuyệt đối không nên tìm mọi cách ‘‘nhét’’ núm vú vào miệng bé mà thay vào đó, mẹ chỉ nên chạm núm vú vào môi bé rồi đợi bé mở rộng miệng đón lấy như cách mà bé bú mẹ, với miệng bé mở to chắc chắn đã ôm lấy núm vú mà không phải chỉ nhay mỗi đầu núm vú.
Giữ sữa luôn ấm
Một mẹo nữa cho mẹ muốn luyện cho trẻ bú bình là giữ sữa luôn ấm. Đối với nhiệt độ sữa cho bé ti bình, mẹ nên giữ sữa luôn ấm để bé có cảm giác như đang bú dòng sữa ấm áp của mẹ. Khi mới tập bú bình, bé sẽ bú chậm nên sữa rất dễ nhanh nguội và không chịu bú tiếp. Vì vậy, mẹ nên để ý để hâm nóng sữa rồi mới cho con bú tiếp.
Nhờ người khác cho bé bú bình
Do bé đã quen với hơi mẹ nên bé nhất quyết không chịu bú bình, hoặc có bé thấy mẹ ở gần sẽ khóc đòi ti mẹ. Hơn nữa, khi đi làm mẹ cũng không thể bên con suốt để cho con bú nên mẹ hãy nhờ người thân cho bé bú bình khi không có ở đó.Chọn tư thế chuẩn cho bé bú bình
Mẹ nên bế thẳng bé lên một chút, nghiêng bình sữa để bé dễ mút, tránh bé bị sặc, trớ và điều chỉnh theo đúng góc độ có ghi trên thân bình để tránh các vấn đề răng miệng từ sớm. Khi mẹ cho bé bú, hãy để bé nằm thoải mái, mặt nâng lên hướng về phía mẹ. Mẹ cũng có thể để bé chơi với tay mẹ hay để tay bé sờ mặt mẹ, chắc chắn bé sẽ cảm thấy thích thú hơn.
Cuối cùng, mẹ muốn luyện cho trẻ bú bình dễ dàng và đạt hiệu quả thì hãy hết sức kiên nhẫn đối với những phản ứng của bé. Chúc các mẹ thành công với những mẹo tập cho bé bú bình mà ViCare đưa ra.