Mẹo khắc phục tình trạng táo bón sau sinh cực kỳ hiệu quả ngay tại nhà

Táo bón sau sinh là nỗi ám ảnh của không ít các mẹ bỉm sữa. Tình trạng táo bón này có thể do nhiều nguyên nhân gây và hầu như phụ nữ sau sinh nào cũng gặp phải. Vicare sẽ mách mẹ một số mẹo để khắc phục tình trạng táo bón sau sinh hiệu quả ngay tại nhà.

Mẹo khắc phục tình trạng táo bón sau sinh cực kỳ hiệu quả ngay tại nhà Mẹo khắc phục tình trạng táo bón sau sinh cực kỳ hiệu quả ngay tại nhà

Táo bón sau sinh là nỗi ám ảnh của không ít các mẹ bỉm sữa. Tình trạng táo bón này có thể do nhiều nguyên nhân gây và hầu như phụ nữ sau sinh nào cũng gặp phải. HoiBenh sẽ mách mẹ một số mẹo để khắc phục tình trạng táo bón sau sinh hiệu quả ngay tại nhà.

Nguyên nhân gây ra táo bón sau sinh?

Táo bón là sự cứng lại của phân khi ruột già loại bỏ nước thừa ra khỏi phân. Táo bón sau sinh có thể gặp ở các bà mẹ bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ trên 35 tuổi và có chỉ số BMI cao có khả năng bị táo bón sau sinh cao hơn. Các nguyên nhân gây ra táo bón sau sinh thường gặp:

  • Sinh mổ: thuốc gây mê được sử dụng trong quá trình phẫu thuật sẽ làm chậm hệ thống tiêu hóa, làm cho phân có hàm lượng nước thấp.
  • Bổ sung sắt: hầu hết phụ nữ đều bị thiếu máu sau sinh vì mất máu khi chuyển dạ, do đó bổ sung sắt là việc làm cần thiết để cải thiện hàm lượng sắt trong cơ thể. Tuy nhiên, thật không may sắt lại là một yếu tố nuôi dưỡng các vi khuẩn gây bệnh trong ruột, gây ra táo bón thai kỳ và táo bón sau sinh.
  • Hỗ trợ sinh sản: trong trường hợp sinh khó, việc sử dụng các dụng cụ như Forceps hoặc Ventouse có thể gây áp lực quá mức lên khu vực hậu môn và dẫn đến táo bón.
  • Thuốc: một số thuốc mạnh như Morphin, Vicodin và Percocet cũng có thể làm chậm hệ thống tiêu hóa.
  • Hormone: Sự hiện diện của hormones như progesterone sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và có thể khiến mẹ bị táo bón.
  • Mất nước: hàm lượng nước trong phân thấp sẽ dẫn đến táo bón.
  • Chế độ ăn ít chất xơ: chất xơ cần thiết cho sự chuyển động trơn tru của khối thức ăn trong lòng ruột. Sự vắng mặt của chất dinh dưỡng này có thể khiến cho hệ thống tiêu hóa trở nên chậm chạp.
  • Lo lắng: nhiều phụ nữ bị chứng lo âu có thể làm chậm nhu động ruột.
vicare.vn-meo-khac-phuc-tinh-trang-tao-bon-sau-sinh-cuc-ky-hieu-qua-ngay-tai-nha-body-1

Táo bón sau sinh có thể gây bệnh trĩ, nứt hậu môn

Táo bón sau sinh có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ hoặc bị nứt hậu môn. Tuy nhiên, vết nứt hậu môn sẽ lành trong vòng vài tuần và bệnh trĩ sẽ co lại trong những tháng tiếp theo nếu mẹ có áp dụng các phương pháp giúp cải thiện táo bón hiệu quả.

Khắc phục tình trạng táo bón sau sinh tại nhà bằng thực phẩm phù hợp

Táo bón sau khi sinh không phải là một cấp cứu y tế nghiêm trọng và thường có thể được kiểm soát bằng các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây:

  • Nước ép trái cây: theo nghiên cứu, một số loại trái cây như táo và lê có một chất gọi là sorbitol giúp giảm táo bón.
  • Uống nước: uống đủ lượng nước có thể giúp giảm tình trạng phân khô cứng.
  • Ăn bột yến mạch: bột yến mạch là một loại chất xơ không hòa tan, giúp tăng tốc độ đi tiêu cho mẹ.
  • Xoa bóp bụng: xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ là một cách không xâm lấn để làm giảm táo bón.
  • Các loại thuốc nhuận tràng tự nhiên: có thể sử dụng thuốc nhuận tràng tự nhiên như mận, hạt lanh và nước dừa để tăng nhu động ruột.
  • Probiotic: mặc dù chưa được nghiên cứu đầy đủ về cơ chế tác dụng nhưng men vi sinh đã có thấy hiệu quả hỗ trợ nhu động ruột và làm phân mềm mại hơn. Mẹ nên sử dụng các loại sữa chua có probiotic hàng ngày để cải thiện tình trạng táo bón sau sinh.
  • Trà gừng: đây là một loại thuốc nhuận tràng nhẹ. Trà gừng cũng giúp thúc đẩy sự thèm ăn và tiêu hóa. Tuy nhiên, mẹ cần tránh sử dụng trà gừng nếu mẹ mắc bệnh tiểu đường vì nó có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ của các thuốc trị tiểu đường.
  • Nước chanh: hàm lượng axit cao trong nước chanh giúp tăng tốc độ tiêu hóa, tăng nhu động ruột giúp giảm táo bón.

Một số bước gợi ý giúp mẹ dễ dàng hơn khi đi đại tiện

  • Bước 1: mẹ có thể đi bộ một đoạn ngắn để kích thích nhu động ruột.
  • Bước 2: mẹ có thể thử uống một tách cà phê vì cà phê cũng hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên.
  • Bước 3: mẹ nên đợi đến thời điểm thích hợp và tuyệt đối đừng cố ép mình đi đại tiện.
  • Bước 4: nếu mẹ đang sử dụng bồn cầu ngồi bệt, hãy đặt một chiếc ghế đẩu dưới chân để nâng chân lên ngang tầm hông của mẹ.
  • Bước 5: thay vì cố gắng đẩy phân quá mức có thể gây chảy máu ở hậu môn, hãy cố hít thở sâu và đẩy nhẹ bằng cách đảm bảo xương chậu của của co lại.
  • Bước 6: cố gắng thư giãn cơ bắp khi mẹ cảm thấy phân đang đi ra.
vicare.vn-meo-khac-phuc-tinh-trang-tao-bon-sau-sinh-cuc-ky-hieu-qua-ngay-tai-nha-body-2

Các bài tập thể dục tại nhà giúp giảm táo bón sau khi sinh cho mẹ

Đi bộ

Một cuộc đi bộ đơn giản trong 30 phút mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa táo bón sau sinh rất hiệu quả.

Tư thế Cat and Cow

Đây là một bài tập yoga giúp ích cho cơ bụng của phụ nữ sau sinh. Mẹ bắt đầu bằng cách chống tay và đầu gối xuống đất. Cố ép lưng của mẹ hướng xuống dưới sao cho dạ dày di chuyển xuống gần mặt đất hơn, trông như tư thế con bò. Tiếp theo mẹ cong lưng lên trên đồng thời di chuyển đầu và hông xuống đất, trông như tư thế của con mèo. Lặp lại động tác 5 lần.

Tư thế Wind Relieving

Tư thế này giúp giải phóng hơi bị mắc kẹt trong ruột. Thực hiện: nằm thẳng trên mặt đất, quay lưng xuống sàn và ôm chân phải, cố gắng sao cho đùi chạm vào xương sườn hoặc gần xương sườn nhất có thể, giữ nguyên tư thế trong 90 giây và chuyển sang chân trái.

Tư thế tam giác

Việc xoắn cơ thể trong bài tập này giúp kích hoạt các dịch tiêu hóa và hỗ trợ nhu động ruột. Mở rộng hai chân (cách nhau khoảng 1 mét) sao cho bàn chân và hông của bạn tạo thành các đỉnh của một hình tam giác. Sử dụng tay phải để nắm lấy mắt cá chân phải (hoặc chạm xuống sàn), đồng thời nâng tay trái lên trần nhà. Giữ vị trí này trong 30 giây, đổi bên.

vicare.vn-meo-khac-phuc-tinh-trang-tao-bon-sau-sinh-cuc-ky-hieu-qua-ngay-tai-nha-body-3

Tư thế uốn cong về phía trước

Tư thế này gây áp lực lên bụng và giúp gia tăng nhu động ruột. Đứng thẳng và giơ hai tay lên cao (vuông góc với sàn nhà). Dần dần di chuyển bàn tay xuống sau đó di chuyển toàn bộ thân mình theo hướng xuống cho đến khi bàn tay chạm đất và đầu đạt đến mức ngang đầu gối của mẹ.

Có nên sử dụng thuốc nhuận tràng để giảm táo bón sau sinh?

Thuốc nhuận tràng không nên sử dụng bừa bãi vì rất dễ lệ thuộc và lờn thuốc, phụ nữ sau sinh, đặc biệt trong giai đoạn cho con bú phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng thuốc nhuận tràng.

Khi nào sản phụ cần đến bác sĩ để điều trị táo bón sau sinh?

Sản phụ cần phải đến bác sĩ nếu xuất hiện tình trạng chảy máu hoặc táo bón tiếp tục trong hơn ba tuần sau khi đã áp dụng mọi phương pháp tự nhiên nhưng không cải thiện. Tuy nhiên mẹ đừng quá lo lắng, hãy kiên trì vì hầu hết táo bón sau sinh sẽ được giảm bớt bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.

Những điều cần làm để không bị táo bón sau sinh “hỏi thăm”

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học
  • Tập luyện đều đặn
  • Giải tỏa căng thẳng trong việc nuôi con bằng cách sắp xếp thời gian, lịch sinh hoạt hợp lý. Nên sử dụng sự hỗ trợ nếu cần để giảm tải sự lo lắng.
  • Cho con bú sữa mẹ để tăng cường trao đổi chất, dinh dưỡng.

Xem thêm:

  • Đừng để táo bón sau khi sinh ám ảnh mẹ sau sinh!
  • Cách chữa táo bón sau sinh hiệu quả, 'giải cứu' các bà mẹ
  • Thức ăn chữa táo bón sau sinh mổ