Mẹo hay không dùng thuốc trị bệnh cho trẻ bị sổ mũi
Thời tiết giao mùa khiến trẻ bị sổ mũi gia tăng, nhất là những bé có sức đề kháng kém. Vậy có những mẹo hay nào mà không dùng thuốc trị bệnh cho trẻ bị sổ mũi? Trước khi dùng đến thuốc, mẹ có thể thử một số mẹo đơn giản dưới đây.
Mẹo hay không dùng thuốc trị bệnh cho trẻ bị sổ mũi
Thời tiết giao mùa khiến trẻ bị sổ mũi gia tăng, nhất là những bé có sức đề kháng kém. Trước khi dùng đến thuốc, mẹ có thể thử một số mẹo đơn giản dưới đây.
Luôn giữ không khí trong phòng sạch sẽ cho trẻ bị sổ mũi
Đối với những gia đình ở gần khu vực đường đi hay các khu vực đang xây dựng, việc giữ vệ sinh phòng ngủ và môi trường xung quanh bé là rất cần thiết. Bé tiếp xúc với bụi, mốc, khói thuốc, lông chó mèo ... rất dễ gây trẻ bị sổ mũi nên các mẹ có thể dùng máy làm ẩm không khí vào mùa đông, máy lọc không khí để không gian phòng ngủ của bé thoáng mát và hạn chế các tác nhân gây dị ứng.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Sức đề kháng của trẻ còn yếu cũng là một phần nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi. Mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, cho trẻ ăn các món dễ tiêu, thay đổi thực đơn ăn cho bé mỗi ngày.
Trẻ được giữ ấm
Vào mùa đông, mẹ cần chú ý tắm cho trẻ bằng nước ấm, giữ ấm cơ thể bé kể cả khi ở trong nhà hay đi ra ngoài đường. Hạn chế cho bé tiếp xúc với không khí lạnh thường xuyên để tránh trẻ bị sổ mũi nặng hơn.
Mẹ có thể pha 1 – 2 giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu hoa oải hương vào nước tắm cho bé trên 2 tuổi. Trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn là phải uống thuốc.
Cho trẻ nằm cao đầu
Mẹ có thể cho bé ngủ kê cao đầu để tránh bé bị ngạt mũi trong giấc ngủ đêm và ngăn ngừa nước mũi chảy ngược vào trong. Để nâng cao đầu của trẻ, mẹ có thể kê thêm gối mỏng hoặc cuộn khăn nhưng cần chèn khăn chắc chắn để đầu trẻ không bị trôi xuống. Mẹ có thể kê hẳn một phần vai của bé lên gối để không bị mỏi cổ.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Trẻ bị sổ mũi có thể được rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý. Mẹ có thể mua xi lanh và nước muối sinh lý, bơm nước muối và xi lanh rồi đặt bé nằm nghiêng để bơm vào lỗ mũi, sau đó dùng dụng cụ hút dịch mũi ra ngoài. Hoặc có thể dùng dụng cụ chuyên biệt để rửa mũi, và dịch mũi màu xanh sẽ ra rất nhiều.
Đối với những bé lớn, có thể hướng dẫn cách bé xì mũi để đẩy dịch mũi ra ngoài.
Massage mũi cho trẻ
Khi trẻ bị nghẹt mũi, mẹ có thể massage cho trẻ bằng cách dùng ngón tay cái và ngón trỏ hoặc dùng hai ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng dọc theo hai bên sống mũi để trẻ thở dễ dàng hơn. Massage mũi cho trẻ có vẻ chưa được nhiều người áp dụng nhưng lại rất hiệu quả và dễ thực hiện.
Chườm nước ấm lên tai
Chườm nước ấm lên tai cho trẻ bằng cách thấm nước ấm và đặt trong tai bé từ 10 đến 15 phút. Phương pháp này sẽ giúp trẻ bị sổ mũi bớt nghẹt mũi hơn, do những dây thần kinh ở hai bên tai có tác dụng điều tiết máu ở vùng mũi nên khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và làm mũi thông thoáng.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Giữ vệ sinh chân tay cho bé sạch sẽ và đúng cách cũng giúp phòng trẻ bị sổ mũi. Dù trời lạnh hay nóng, cũng nên bịt khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài.
Sai lầm thường gặp khi chữa cho trẻ bị sổ mũi
Trẻ bị sổ mũi là bệnh thường gặp ở trẻ, nhất là khi thời tiết thay đổi. Do không được điều trị sớm, trẻ có thể phải dùng thuốc kháng sinh.Với tâm lý, không muốn cho con phải uống thuốc kháng sinh, nhiều cha mẹ tự chữa cho con bằng các phương pháp truyền tai nhau; tuy nhiên, do áp dụng không đúng cách nên bệnh của bé càng nặng thêm.
Do vậy, các ông bố bà mẹ cần tránh những sai lầm dưới đây:
Dùng nước ép tỏi nhỏ mũi
Tỏi là một nguyên liệu rất dễ kiếm trong nhà bếp và có tính kháng viêm tự nhiên rất tốt do có chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng, vi nấm. Tuy nhiên, ép nước tỏi nhỏ mũi cho trẻ bị sổ mũi là một quan niệm sai lầm và rất nguy hiểm vì nó dễ gây bỏng rát, phù nề, nặng hơn có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ.
Nếu niêm mạch mũi bị bỏng rộp mà không được phát hiện sớm sẽ có nguy cơ bị hoại tử. Vì thế, các mẹ không nên sử dụng nước ép tỏi để điều trị trẻ bị sổ mũi.
Lạm dụng rửa mũi quá nhiều cho trẻ
Nhiều cha mẹ cẩn thận thường xuyên xịt, rửa mũi hàng ngày cho bé để tránh các bệnh về đường hô hấp dù bé không bị ngạt hay viêm mũi. Đây cũng là một cách sai lầm, gián tiếp làm hại đến trẻ.
Mũi của người lớn và trẻ em đều có cơ chế tự làm sạch nhờ chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Chất nhầy có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn nhưng do rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy này, khiến cho trẻ dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi và dễ bị viêm mũi hơn.
Nước muối sinh lý chỉ nên được rửa sạch mũi khi trẻ có các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi ... Nếu trời lạnh, trước khi nhỏ nước mũi cần ngâm lọ nước mũi sinh lý cho ấm lên rồi mới nhỏ cho trẻ. Tùy theo độ tuổi của trẻ, mẹ chi nhỏ cho bé mỗi bên chừng 1/3 – 1 lọ, rửa từ 3 -4 lần/ ngày.
Hút mũi thường xuyên
Khi trẻ bị sổ mũi có nhiều đờm, gây khó thở, nhiều cha mẹ tự xử lý bằng cách đưa miệng hút mũi cho bé nhưng cách này dễ đưa mầm bệnh trong miệng cha mẹ lây cho bé. Cách này không giúp bé nhanh khỏi bệnh mà có thể làm khiến bệnh của trẻ nặng hơn.
Bên cạnh đó, việc dùng dụng cụ hút mũi hay xi lanh bơm nước muối sinh lý và mũi cũng cần chú ý thật lý lưỡng. Nếu không làm đúng cách có thể làm trẻ bị sặc, nước tràn vào màng phổi. Khi hút mũi cho trẻ, áp lực của ống hút sẽ hút niêm mạc của mũi lên, nhiều lần hút sẽ gây phù nề cho mũi nhiều hơn. Cách này rất không tốt cho trẻ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi.
Lạm dụng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid, kháng sinh
Việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid, kháng sinh cho trẻ bị sổ mũi sẽ gây ra nhiều mối nguy hiểm cho trẻ. Những thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid không được dùng quá 7 ngày và phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.Nếu thuốc corticoid dùng không đúng sẽ gây ra các biến chứng ở trẻ như ức chế vỏ thượng thận tiết hormon làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết...
Vì vậy, khi trẻ sổ mũi và đau họng kéo dài, sốt cao... che mẹ cần đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Nếu trẻ bị sổ mũi nhưng vẫn ăn ngủ, sinh hoạt bình thường thì các mẹ không nên quá lo lắng. Các mẹ cần áp dụng đúng các cách phòng tránh kể trên và nếu thấy có các triệu chứng tăng dần thì nên đưa bé đi khám ngay. Ngoài ra, các mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong trường hợp dùng thuốc kháng sinh để phòng các biến chứng viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi ...
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh bị sổ mũi có nên tắm không?
- Phải làm sao khi trẻ 9 tháng bị sốt ho sổ mũi, mắt đổ ghèn nhiều
- Trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi là bị gì?