Mẹo đơn giản khắc phục trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều lần
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu không được khắc phục kịp thời bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thậm chí là cả tính mạng của trẻ. Do đó, cha mẹ cần phải hết sức lưu ý khi trẻ bị bệnh tiêu chảy. Bài viết dưới đây HoiBenh sẽ giúp cha mẹ biết thêm nhiều thông tin bổ ích để biết cách khắc phục trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều lần.
Mẹo đơn giản khắc phục trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều lần
Bệnh tiêu chảy là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu không được khắc phục kịp thời bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thậm chí là cả tính mạng của trẻ. Do đó, cha mẹ cần phải hết sức lưu ý khi trẻ bị bệnh tiêu chảy. Bài viết dưới đây HoiBenh sẽ giúp cha mẹ biết thêm nhiều thông tin bổ ích để biết cách khắc phục trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều lần.
Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là tình trạng người bệnh bị đi ngoài nhiều hơn mức bình thường. Mỗi ngày có thể đi đại tiện trên 3 lần, phân loãng có mùi chua, có khi trong phân còn lẫn những thức ăn chưa tiêu hóa, niêm dịch và máu.
Do trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên khi bị tiêu chảy dễ làm trẻ bị rối loạn nước và chất điện giải, dẫn đến mất nước, suy giảm lượng kali, natri và canxi. Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài mà không kịp thời bổ sung nước, khiến lượng máu trong cơ thể giảm thấp dễ gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
Bệnh tiêu chảy gây ảnh hưởng tới sự hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ, khiến trẻ gầy gò, da nhăn nheo, sức đề kháng giảm, dễ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của trẻ. Nếu thiếu vitamin A còn gây ảnh hưởng tới thị lực của trẻ. Vì thế khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều lần cha mẹ nên tích cực điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều lần
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Nhưng đa phần, các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều lần là do:
Nhiễm trùng đường ruột
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường ruột do virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Ở một số trường hợp virus gây tiêu chảy ở trẻ có thể tự khỏi và không cần điều trị. Khi trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể được chữa bằng kháng sinh. Các trường hợp trẻ bị tiêu chảy khác là do nhiễm ký sinh trùng trong quá trình bé uống sữa công thức.
Dị ứng thực phẩm
Một số trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém có thể dị ứng với protein có trong sữa công thức, thức ăn, đặc biệt là các loại thức ăn đóng hộp, khi mẹ bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm dẫn đến tiêu chảy.
Khả năng hấp thu thức ăn kém
Một số trẻ có vấn đề về đường tiêu hóa. Do đó khi có thức ăn lạ vào cơ thể các dưỡng chất có trong các loại thức ăn không đi được vào máu mà nằm lại trong ruột, dẫn đến tình trạng thiếu chất, dạ dày khó tiêu hóa, gây nên chứng đau bụng, tiêu chảy.
Rối loạn tiêu hóa bình thường
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thường do hệ thống tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt và nhạy cảm với những thay đổi. Nhiều trẻ có hệ tiêu hóa nhạy cảm nên chỉ cần bạn thay đổi từ sữa mẹ chuyển sang sữa công thức hoặc thức ăn dặm cũng có thể làm trẻ bị tiêu chảy.
Khắc phục trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều lần
Ngay khi phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, bạn cần xử lý bằng các cách như sau:
- Cho trẻ uống nhiều sữa, nước trái cây và nước để bù vào lượng nước đã mất.
- Cho trẻ uống 50-100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài.
- Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành 3 - 5 bữa /ngày. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ vitamin, chất xơ và khoáng để đảm bảo năng lượng và tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ hai tay khi cho trẻ bú và khi thay tã cho trẻ. Bên cạnh đó cũng cần lau tay thường xuyên cho trẻ vì trẻ hay có thói quen cho tay vào miệng.
- Nên cho trẻ ăn sữa chua, men vi sinh để bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột, bảo vệ đường ruột khỏi vi rút, vi khuẩn có hại, ký sinh trùng, độc chất từ thức ăn...
- Cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị nếu trẻ có những triệu chứng sau:
- Trẻ bị tiêu chảy trên 2 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm
- Khi ấn vào bụng trẻ trẻ thấy đau và kêu khóc
- Trẻ bị nôn trớ liên tục mỗi khi ăn
- Phân của trẻ có lẫn máu tươi
- Trẻ bị sốt cao, li bì và có dấu hiệu mê sảng
- Miệng, lưỡi trẻ bị khô, mắt lờ đờ, trũng hơn bình thường, khóc nhưng không có nước mắt
Cách phòng ngừa để trẻ sơ sinh không bị tiêu chảy
- Mẹ cần cho bé bú thường xuyên, chú ý giữ vệ sinh khi ăn uống, bổ sung đủ nước, vitamin, chất xơ, chất khoáng cho bé trong chế độ ăn hàng ngày.
- Khi cho bé uống sữa công thức cần lưu ý sử dụng nước sôi để pha sữa, rửa tay sạch sẽ khi cho trẻ ăn.
- Khi trẻ bị ốm sốt thông thường không nên cho trẻ uống kháng sinh bừa bãi
- Không cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh bừa bãi, dễ gây nên tình trạng tiêu chảy.
- Không cho trẻ ăn thêm bất kì loại thức ăn nào khác khi trẻ chưa đủ 6 tháng tuổi.