Mẹo chữa bệnh đái dầm ở người lớn hiệu quả nhất
Mọi người thường nghĩ bệnh đái dầm chỉ xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trường hợp mặc dù đã trưởng thành hoặc lớn tuổi nhưng vẫn mắc phải chứng bệnh này. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các mẹo chữa bệnh đái dầm ở người lớn hiệu quả.
Mẹo chữa bệnh đái dầm ở người lớn hiệu quả nhất
Mọi người thường nghĩ bệnh đái dầm chỉ xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trường hợp mặc dù đã trưởng thành hoặc lớn tuổi nhưng vẫn mắc phải chứng bệnh này. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các mẹo chữa bệnh đái dầm ở người lớn hiệu quả.
Đái dầm ở người lớn
Đái dầm là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ do cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện, hệ thần kinh của trẻ chưa điều khiển được các cơ quan một cách triệt để, nhất là sự tác động do bàng quang. Tình trạng này ở trẻ sẽ hết khi trẻ lớn lên cụ thể là trên 7 tuổi. Khi người lớn thường xuyên gặp phải tình trạng “đái dầm” mà thường là vào ban đêm thì được coi là bệnh lý.
Theo thống kê cho thấy hiện nay có khoảng 1% người lớn mắc phải chứng đái dầm này. Chứng đái dầm khiến cho họ tự ti xấu hổ về bản thân mình. Đôi khi còn ngại giao tiếp và ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Nguyên nhân gây đái dầm ở người lớn
Nguyên nhân của chứng đái dầm là do rối loạn chức năng chế ước của bàng quang. Thông thường khi bàng quang đầy, lúc này thành bàng quang căng ra và gửi tín hiệu lên não bộ để chúng ta có thể đóng lại cơ vòng bàng quang và tìm đến nhà vệ sinh. Tuy nhiên khi cơ chế hoạt động của bàng quang bị rối loạn, cơ vòng sẽ tự động mở ra gây hiện tượng bài tiết nước tiểu trong khi ngủ, có thể khiến người bệnh không thể kiểm soát.
Theo lý luận y học phương Đông, phổi là một tạng chủ về khí có quan hệ chặt chẽ với bàng quang. Phổi ảnh hưởng trực tiếp đến sự chế ước và điều tiết nước của bàng quang thông qua sự vận động phức tạp của hệ thần kinh thực vật. Do vậy, nếu phổi yếu cộng với chức năng của hệ thần kinh thực vật bị rối loạn thì hoạt động của bàng quang sẽ không ổn định, gây ra bệnh đái dầm. Hiểu được tác nhân chính gây ra bệnh đái dầm, sau đây sẽ là mẹo chữa bệnh đái dầm ở người lớn hiệu quả và an toàn, mời bạn tham khảo:
Mẹo chữa bệnh đái dầm ở người lớn
Mẹo chữa bệnh đái dầm ở người lớn bằng rau ngót
Theo Đông y, lá rau ngót có vị ngọt, mát, tính bình giúp lợi tiểu, giảm độc, hoạt huyết. Rau ngót được sử dụng chữa khá nhiều bệnh và hầu hết cách chữa bệnh đều rất đơn giản. Mẹo chữa bệnh đái dầm ở người lớn bằng rau ngót là phương pháp hiệu quả đến không ngờ.
Cách 1: Lấy khoảng 40g lá rau ngót tươi, rửa sạch rồi giã nát. Chế thêm nước đun sôi để nguội, khuấy đều, rồi lọc lấy nước uống. Mỗi ngày, uống hai lần, cách nhau khoảng 10 phút sẽ trị bệnh đái dầm rất hiệu quả. Đây còn là bài thuốc chữa dị ứng rất tốt.
Cách 2: Rửa sạch và vò sống lá rau ngót tươi cùng nước đun sôi để nguội rồi uống. Đây là mẹo chữa bệnh đái dầm ở người lớn cũng như trẻ nhỏ rất tốt. Mỗi lần uống khoảng 1 bát con, trong khoảng 2- 3 ngày là sẽ hết đái dầm.
Chữa bệnh đái dầm bằng rau ngót là phương pháp đơn giản và hiệu quả cao, giúp có được giấc ngủ sâu. Bởi vậy khi bị đái dầm, nên nhanh chóng áp dụng mẹo này để trị bệnh. Đây bài thuốc khá an toàn, mọi người có thể yên tâm sử dụng vì không có tác dụng phụ như các loại kháng sinh.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Bạn nên tránh xa các đồ uống, đồ ăn chứa chất caffein, đồ uống có gas vào buổi tối.
Bạn cũng cần kiểm soát lượng chất lỏng mình nạp vào buổi tối để lượng nước tiểu được hạn chế theo. Thế nhưng nếu đã uống ít nước vào buổi tối thì ban ngày bạn nhất định phải uống đủ nước. Và trong trường hợp buổi tối tập thể dục thì bạn không nên hạn chế số chất lỏng nạp vào.
Tập thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ chính là một trong những mẹo chữa bệnh đái dầm ở người lớn được nhiều người áp dụng. Nhờ đã đi tiểu trước nên khi ngủ lượng nước tiểu được sản xuất ra sẽ ít hơn, giảm nguy cơ đái dầm.
Trong ngày nếu buồn tiểu thì nên đi ngay, tránh nhịn. Trong ngày nên đi tiểu thường xuyên 2 giờ một lần để nước tiểu không bị tích lại.
Ngoài ra, một mẹo chữa bệnh đái dầm ở người lớn khác mà ít người biết là không nên mang vác nặng vì việc này gây đau lưng. Nếu đau lưng, xương chậu tiếp xúc trực tiếp với các đốt sống lưng sẽ bị yếu, từ đó gây ra nguy cơ đái dầm.
Bạn cũng nên hạn chế đi giày dép cao bởi chúng khiến nửa thân trên của bạn mất cân bằng với nửa thân dưới, từ đó chèn ép cơ bụng khiến bàng quan bị nén lại. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đái dầm ở người lớn.
Như vậy, những thông tin chia sẻ trên đây về mẹo chữa bệnh đái dầm ở người lớn đã được rất nhiều người truyền tai nhau và áp dụng thành công. Nếu bạn đang loay hoay làm cách nào để chữa bệnh đái dầm vào ban đêm thì hãy thử áp dụng những mẹo trên. Bạn sẽ bất ngờ về hiệu quả của chúng.
Xem thêm:
- Đi tiểu không tự chủ là bệnh gì?
- Nguyên nhân và cách xử lý đái dầm ở người lớn
- Em gái cũng bị viêm phụ khoa