Men gan cao ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trong vài năm gần đây, men gan cao ở trẻ em là một trong những bệnh vô cùng phổ biến. Vậy thực chất chứng bệnh này có nguy hiểm hay không? Để giúp các bạn có được cái nhìn tổng thể về hiện tượng này, hãy cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây?

Men gan cao ở trẻ em có nguy hiểm không? Men gan cao ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trong vài năm gần đây, men gan cao ở trẻ em là một trong những bệnh vô cùng phổ biến. Vậy thực chất chứng bệnh này có nguy hiểm hay không? Để giúp các bạn có được cái nhìn tổng thể về hiện tượng này, hãy cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây?

1. Bạn đã biết men gan là gì?

Gan là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể người. Đây cũng là phần nội tạng lớn nhất, có ảnh hưởng đặc biệt đến sức khỏe của bạn. Nhiệm vụ chính của gan là chuyển hóa thực ăn, cùng với đó, nó còn đảo thảo chất độc ra khỏi cơ thể.

Ở trong gan tồn tại một hệ thống enzym hoàn chỉnh giữ vai trò tổng hợp và chuyển hóa các chất protid, lipid, gluxit. Trong đó có các enzyme, Alanine transaminase (ALT), Aspartate transaminase (AST), Phosphatase kiềm (ALP), Gamma – glutamyl transpeptidase (GGT) được gọi chung là men gan.

Khi một hoặc vài enzym này cao hơn mức bình thường, điều này đồng nghĩa với việc tình trạng men gan cao chính thức xuất hiện.

2. Men gan cao ở trẻ em có nguy hiểm và đâu là nguyên nhân của bệnh?

vicare.vn-men-gan-cao-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-body-1

Với trẻ em, men gan cao là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng dị ứng, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết, giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh cho hiệu quả cao.

Các nguyên nhân gây men gan cao cụ thể gồm có:

  • Yếu tố di truyền từ mẹ sang con.
  • Do còn nhỏ, cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện, quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể chưa ổn định dẫn đến việc khó có thể đào thải độc tố ra ngoài. Từ đây, khi trẻ sống trong môi trường ô nhiễm sẽ dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh về gan như
  • Men gan cao, gan nhiễm virus.
  • Men gan cao ở trẻ em cũng xuất hiện ở những trẻ thường xuyên dùng thuốc kháng sinh.
  • Tình trạng này cũng xuất hiện nhiều ở trẻ mắc chứng loạn đông máu xuất huyết và nội huyết.
  • Những trẻ béo phì thường bị gan nhiễm mỡ hoặc men gan cao.
  • Trong trường hợp các mẹ lạm dụng sử dụng sữa công thức cho trẻ, trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Điều này là do các chất trong sữa không thể chuyển hóa hoàn toàn, gây tích tụ làm nguy hiểm đến gan của trẻ.

3. Trẻ bị men gan cao thường có nguy cơ biến chứng thế nào?

Ở mức độ nhẹ, trẻ thường có hiện tượng sốt và mẩn ngứa khắp người. Đặc biệt, cảm giác ngứa thường xuất hiện về đêm, khiến trẻ vô cùng khó chịu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.

Trong trường hợp bệnh tình kéo dài, không được khắc phục kịp thời, trẻ sẽ phải đối diện với nguy cơ suy gan, thậm chí là cả ung thư gan. Do đó, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu của men gan cao gồm vàng da, mẩn ngứa không điều trị được... Bạn cần đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế.

4. Chế độ ăn quan trọng cho trẻ bị men gan cao

vicare.vn-men-gan-cao-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-body-2
Chế độ ăn cho trẻ nên có nhiều thực phẩm giàu vitamin A

Để giúp hạ men gan, cân bằng men gan, sử dụng chế độ ăn hợp lý giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Điều này phát huy công dụng hiệu quả khi bệnh tình của trẻ ở mức độ nhẹ. Trong trường hợp đang sử dụng thuốc điều trị, chế độ ăn cũng tăng hiệu quả của thuốc khá tốt.

Một số loại thực phẩm nên sử dụng

Các mẹ nên cân nhắc bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm cơ bản sau đây:

  • Chế độ ăn cho trẻ nên có nhiều thực phẩm giàu vitamin A. Bạn có thể tìm được nguồn dinh dưỡng này từ cà rốt, lòng đỏ trứng, gan động vật. Ngoài ra, các loại rau như cải bó xôi, bắp cải, rau chân vịt cũng là lựa chọn vô cùng hợp lý.
  • Bạn có thể lựa chọn cho trẻ những loại thực phẩm giàu vitamin B1, B2, B6 như giá, lạc, các loại hoa quả, rau xanh, trứng.
  • Sử dụng thực phẩm giàu protein giúp tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi sức khỏe như cá, thịt nạc, các loại đậu...

Những thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế dùng cho trẻ

  • Thực phẩm có chứa nhiều đường như kẹo, nước ngọt... nên hạn chế tối đa. Điều này bởi lẽ chúng sẽ khiến tích tụ tế bào hồng cầu và từ đây gây mỡ gan.
  • Một số món ăn nhiều dầu mỡ cũng cần tránh dùng cho người men gan cao.
  • Bạn còn cần tránh xa các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu.
  • Không dùng đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm nhiều phụ gia khiến gan làm việc quá tải dẫn đến tăng men gan.

Xem thêm:

  • Bệnh gan to ở trẻ em
  • Những điều cần biết về xét nghiệm men gan
  • Cây "cực quý mà dễ kiếm" giúp hạ men gan do bia rượu chỉ sau 15 ngày