Mẹ quai bị có gây dị tật thai nhi hay không?

Bệnh quai bị là bệnh lây truyền và thường có những triệu chứng như sốt cao và sưng tuyến nước bọt. Bệnh ít gặp ở người lớn, nhưng có một số trường hợp phụ nữ mang thai bị quai bị. Liệu quai bị có gây dị tật thai nhi hay không? Cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây

Mẹ quai bị có gây dị tật thai nhi hay không? Mẹ quai bị có gây dị tật thai nhi hay không?

Bệnh quai bị là gì?

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút quai bị, thuộc họ paramyxoviridae, gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 8 tuổi và ít gặp ở người lớn. Nguồn bệnh quai bị là từ người nhiễm bệnh. Bệnh lây qua đường hô hấp, thông qua các vi-rút trong các hạt nước bọt hoặc chất dịch ở mũi bắn ra khi người bệnh ho, khạc nhổ, hắt xì hơi... Người hít phải các hạt vi-rút này hoặc dùng đồ dùng có chứa chất dịch mũi, nước bọt của người bệnh sẽ bị mắc bệnh.

Thời gian ủ bệnh quai bị khá dài, từ 12 đến 25 ngày. Thời kỳ lây truyền của bệnh là trong khoảng một tuần trước và sau khi phát bệnh.

Các triệu chứng của bệnh quai bị

Triệu chứng đầu tiên của bệnh quai bị là sốt cao đột ngột trong khoảng vài ngày đầu. Sau đó, tuyến nước bọt sẽ dần sưng lên. Ban đầu là sưng một bên, sau đó sưng hai bên. Thường sẽ sưng không đều, có một bên to bên nhỏ. Nhiều trường hợp tuyến nước bọt sưng quá to, sẽ gây khó nhai, khó nuốt, gương mặt bị biến dạng.

Để xác định được bệnh nhân có bị quai bị hay không thì cần phải đến bệnh viện xét nghiệm vi-rút quai bị.

HoiBenh.vn-me-bau-bi-quai-bi-co-gay-di-tat-o-thai-nhi-body-2
Triệu chứng đầu tiên của bệnh quai bị là sốt cao đột ngột trong khoảng vài ngày đầu

Mẹ quai bị có gây dị tật thai nhi hay không?

Nhiều trường hợp phụ nữ mang thai mắc quai bị do khi mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ trở nên kém hơn. Điều này khiến họ lo lắng, quai bị có gây dị tật thai nhi hay không.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy bệnh quai bị có thể gây dị tật ở thai nhi. Tuy nhiên, bệnh quai bị có thể tăng nguy cơ bị sảy thai trong khoảng thời gian từ tuần 12 đến tuần 16 do sốt và mệt mỏi. Khi mẹ bị quai bị, cần phải tiếp tục theo dõi và khám thai định kỳ với bác sĩ để đảm bảo hồi phục và không ảnh hưởng gì đến thai nhi.

Cách phòng tránh bệnh quai bị

Cách phòng tránh bệnh chủ động và hiệu quả nhất là tiêm phòng quai bị cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Vắc-xin thường dùng là loại vắc-xin tổng hợp phòng quai bị, sởi, rubella, còn gọi là MMR.

Ngoài ra, khi có bệnh nhân nhiễm quai bị, bệnh nhân cần được cách ly và phải đeo khẩu trang. Thời gian cách ly khoảng 2 tuần. Các dụng cụ y tế và đồ dùng bệnh nhân sử dụng phải được làm sạch và diệt khuẩn kĩ càng.

Đối với phụ nữ trước khi mang thai, nên đi khám tổng thể và tiêm dự phòng các mũi sởi, quai bị, rubella ít nhất 3 tháng trước khi có thai.

HoiBenh.vn-me-bau-bi-quai-bi-co-gay-di-tat-o-thai-nhi-body-3
Nên đi khám tổng thể và tiêm dự phòng ít nhất 3 tháng trước khi có thai

Các biến chứng của bệnh quai bị

Ngoài viêm tuyến nước bọt, bệnh quai bị còn có thể dẫn đến viêm tinh hoàn ở nam hoặc viêm buồng trứng ở nữ. Trường hợp viêm tinh hoàn chiếm đến 10-30% bệnh nhân nam, thường gặp ở lứa tuổi dậy thì và thanh thiếu niên. Viêm tinh hoàn xuất hiện sau khi viêm tuyến nước bọt từ 5-7 ngày và sẽ gây sốt cao trở lại. Triệu chứng là sưng to tinh hoàn, khi chạm vào thấy cứng, vùng da bìu bị phù nề, căng, đỏ rõ rệt. Viêm tinh hoàn có thể dẫn đến biến chứng teo tinh hoàn. Để biết có bị teo tinh hoàn hay không, cần phải theo dõi một thời gian. Nếu cả hai bên tinh hoàn bị teo rất có thể dẫn đến vô sinh ở nam.

Xem thêm:

  • Điều trị bệnh quai bị ở người lớn cần lưu ý gì?
  • Bị quai bị cần và không cần kiêng gì?
  • Khi bị quai bị khám ở đâu?