Mẹ phải làm sao khi trẻ 1 tháng tuổi nôn, trớ?

Trẻ 1 tháng tuổi nôn và trớ là một hiện tượng sinh lý bình thường do cấu tạo và vị trí dạ dày của trẻ cùng với việc trẻ chưa quen với nguồn dinh dưỡng ngoài môi trường bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn, trớ nhiều thì lại là một hiện tượng đáng lo ngại – trẻ không tiếp thu chất dinh dưỡng dẫn đến quấy khóc, nếu kéo dài có thể suy dinh dưỡng.

Mẹ phải làm sao khi trẻ 1 tháng tuổi nôn, trớ? Mẹ phải làm sao khi trẻ 1 tháng tuổi nôn, trớ?

HoiBenh xin hướng dẫn bạn một số phương pháp giúp trẻ 1 tháng tuổi không nôn, trớ khi ăn.

1. Nguyên nhân trẻ 1 tháng tuổi nôn, trớ

Nôn và trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân chính là do dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang nên sau khi cho bé ti sữa no, chỉ cần vài cử động mạnh cũng khiến bé bị trớ.

Một nguyên nhân nữa của hiện tượng này là do hệ tiêu hóa của trẻ 1 tháng tuổi còn yếu, các van bên trong dạ dày hoạt động chưa nhịp nhàng, cơ thắt tâm thất hoạt động chưa tốt, nên khi bú bé sẽ nuốt không khí vào. Lượng không khí dư thừa này khiến bé nhanh no và dễ ọc sữa khi đặt bé nằm nghiêng.

vicare.vn_me-phai-lam-sao-khi-tre-1-thang-tuoi-non-tro-body-1

Cho bé bú khi nằm tăng khả năng nôn, trớ

2. Cách khắc phục hiện tượng nôn, trớ ở trẻ 1 tháng tuổi

  • Nên cho bé bú bên trái trước, sau đó chuyển sang phải sau: Khi bé mới bú, dạ dày gần như không có gì, có thể nằm nghiêng bên phải. Khi bé đã bú, dạ dày bé đã có sữa, cần nằm nghiêng bên trái để sữa dễ dàng xuống và ở yên trong dạ dày, không trào ngược.
  • Không nên cho bé bú lúc bé đang quấy khóc, sẽ dễ khiến bé nuốt nhiều hơi, khiến bé nhanh no và dễ trớ sữa
  • Tư thế bế trẻ 1 tháng tuổi cho bú chuẩn như sau: Bế theo tư thế thẳng, ngực bé áp vào 1 bên ngực của mẹ, mặt bé kê lên vai mẹ, đặt bé nằm nghiêng bên trái, gối kê hơi cao.
  • Nếu bé bú bình, nên giữ bình sữa hơi nghiêng, núm vú đầy sữa. Không nên để bình sữa nằm ngang khi bé bú, bé sẽ nuốt cả hơi trong bình sữa vào và phản xạ tự nhiên là trớ, nôn để đẩy không khí đó ra.
  • Không nên cho bé nằm hoặc đùa nghịch ngay sau khi bú. Sau khoảng 10 – 15 phút có thể cho bé nằm.
  • Chia nhỏ thời gian bú để trẻ 1 tháng tuổi tiêu hóa tốt hơn, tránh nôn, trớ sau khi bú. Mỗi bữa ăn nên chỉ khoảng 30 – 40 ml, cách 1 tiếng có thể cho trẻ ăn 1 lần.
  • Không nên cho bé bú quá no.
  • Sau khi cho bé bú xong, nên bế bé hơi dựng lên và vỗ nhẹ vào lưng đến khi trẻ ợ hơi.
  • Nếu trẻ 1 tháng tuổi nôn, trớ nên đỡ bé dậy hoặc để bé nằm nghiêng để tránh chất nôn tràn vào phí quản, khiến bé sặc sẽ rất nguy hiểm.

vicare.vn_me-phai-lam-sao-khi-tre-1-thang-tuoi-non-tro-body-2

Khi bé nôn trớ hãy đỡ bé dậy và vỗ nhẹ vào lưng bé

Nếu áp dụng những cách làm trên, bé vẫn nôn, trớ bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám, nhằm sớm khắc phục tình trạng này để bé bú mẹ bình thường. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn trong trường hợp này thường là viên kẽm (thiếu kẽm có thể gây nôn, trớ), primperan (chỉ định nôn, buồn nôn do rối loạn nhu động ruột), cốm tiêu xitrina (giảm axit dạ dày)... Ngoài ra, nôn, trớ kéo dài, liên tục còn là triệu chứng của một số bệnh đường ruột nguy hiểm khác như hẹp tá tràng, hẹp thực quản, tắc ruột, lồng ruột... cần được phát hiện và khắc phục kịp thời.