Mẹ nhổ răng cho con bú có ảnh hưởng gì không?

Nhổ răng là một tiểu phẫu đơn giản trong nha khoa. Ở tuổi trưởng thành, nhổ răng nhằm loại bỏ những răng không mọc lệch gây đau đớn, răng sâu... Tuy nhiên, nếu đang trong thời gian cho con bú, bạn cũng cần hết sức cẩn thận khi quyết định nhổ răng.

Mẹ nhổ răng cho con bú có ảnh hưởng gì không? Mẹ nhổ răng cho con bú có ảnh hưởng gì không?

Nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được cho những lời khuyên hữu ích nhất.

1. Ảnh hưởng của răng khôn tới sức khỏe

  • Quá trình mọc răng khôn gây đau đớn, nhiễm trùng nhiều lần, có thể tạo u nang và nếu mọc lệch sẽ ảnh hưởng đến những răng bên cạnh
  • Khi mọc, răng khôn tạo khe với răng bên cạnh, khiến cho thức ăn bị mắc vào, tương lai có thể gây ảnh hưởng tới răng bên cạnh
  • Hình dáng răng khôn thường không bình thường: dị dạng, nhỏ làm cản trả xương và nướu, chiếm chỗ của những răng bên cạnh, tiềm ẩn nguy cơ viêm nha chu răng
  • Răng khôn thường bị nha chu hoặc sâu răng lan rộng

Vì những ảnh hưởng tiêu cực trên của răng khôn, người trưởng thành thường được chỉ định nhổ răng khôn sớm nhất có thể nếu cảm thấy khó chịu, đau đớn. Tuy nhiên, với phụ nữ đang cho con bú, việc này phức tạp hơn nhiều.

vicare.vn_me-nho-rang-co-cho-con-bu-duoc-khong-body-1

Cần thực hiện nhổ răng ở những cơ sở nha kho uy tín và hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang cho con bú

2. Ảnh hưởng của việc nhổ răng khôn khi cho con bú

Trong quá trình nhổ răng, các nha sĩ phải dùng đến thuốc chống tê, thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Những loại thuốc này có thể hấp thu vào sữa mẹ, từ đó ảnh hưởng tới bé qua quá trình bú.

Trong một số trường hợp sau, bác sĩ khuyên không nên nhổ răng khôn khi cho con bú:

  • Bệnh nhan bị động kinh, tâm thần, cần sử dụng thuốc an thần vài ngày trước khi nhổ răng
  • Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, dị ứng hoặc tiểu đường cần phải xin ý kiến của bác sĩ điều trị
  • Bệnh nhân mắc các bệnh cấp tính về nha khoa khác như: viêm lợi, viêm miệng, viêm quanh thân răng, viêm quanh cuống răng.. thì nên đợi qua giai đoạn cấp tính mới nhổ. Nếu nhổ quá sớm, có thể gây nhiễm trùng lan rộng.
  • Phụ nữ mang thai muốn nhổ răng cần có chỉ định và sự đồng ý của bác sĩ sản khoa.

vicare.vn_me-nho-rang-co-cho-con-bu-duoc-khong-body-2

Kỹ thuật nhổ răng Piezotone phù hợp với phụ nữ đang cho con bú

3. Giải pháp nhổ răng khôn cho mẹ đang cho con bú

Tuy nhiên, mọc răng khôn trong quá trình cho con bú là hiện tượng có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào. Và những đau đớn, bất tiện mà răng khôn mang lại chắc chắn làm bạn thật sự không thoải mái. Hơn nữa, quá trình đau đớn khi mọc răng khôn còn khiến bạn chán ăn, lười ăn và không ăn được nhiều loại thức ăn, đồng nghĩa với chất dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ bị giảm đi đáng kể.

Nếu nhổ răng khôn trong quá trình mang thai là cần thiết, bạn nên sử dụng phương pháp nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome – phương pháp hiện đại và tiên tiến đã có ở nhiều trung tâm nha khoa. Kỹ thuật nhổ răng khôn nay cần sự hỗ trợ của CN Laser Cool Light, máy khử khuẩn Extra AS thông minh. Máy siêu âm Piezotone được thiết kế với đầu dao nhỏ, gọn vằ sắc bén giúp nhanh chóng loại bỏ các dây chằng quanh chân răng và lấy răng ra dễ dàng. Đây là kỹ thuật ít xâm lấn và ít gây tổn thương cho mô mềm nên an toàn với phụ nữ đang cho con bú do không cần sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm trong và sau quá trình nhổ răng.