Mẹ ngực nhỏ có sữa cho con bú không?

Sau khi em bé chào đời, điều các bà mẹ quan tâm nhất vẫn là làm sao để có đủ sữa cho con bú và cho con bú như thế nào mới là đúng cách. Nhiều mẹ còn băn khoăn mẹ ngực nhỏ có sữa cho con bú không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mẹ ngực nhỏ có sữa cho con bú không? Mẹ ngực nhỏ có sữa cho con bú không?

Sau khi em bé chào đời, điều các bà mẹ quan tâm nhất vẫn là làm sao để có đủ sữa cho con bú và cho con bú như thế nào mới là đúng cách. Nhiều mẹ còn băn khoăn mẹ ngực nhỏ có sữa cho con bú không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ngực nhỏ không có nghĩa mẹ ít sữa

Các nhà khoa học đã chứng minh sữa mẹ và kích thước vòng 1 không liên quan. Song nhiều phụ nữ vẫn lo lắng ngực nhỏ cho con bú sẽ ít sữa.

Theo Boldsky, thực chất, kích thước vú phụ thuộc vào kích cỡ mô mỡ ở khu vực ngực. Sự thay đổi hormone sau khi mang thai rồi sinh đẻ dẫn đến kích thích tuyến vú và bắt đầu sản xuất sữa. Sau khi bắt đầu sản xuất sữa, kích cỡ của ngực tăng lên một chút. Sản xuất sữa không phụ thuộc vào kích cỡ của vú. Số lượng sữa được sản xuất cũng không liên quan đến việc ngực to hay nhỏ.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa là cho con bú. Nếu em bé bú càng nhiều sữa, lượng sữa được sản xuất càng tăng lên. Nếu kích thước vú không tăng lên trong thời gian mang thai hoặc sinh nở, đó có thể là do tình trạng IFT (mô tế bào không đủ). Phụ nữ bị bệnh này có thể không thể sản xuất đủ sữa. Hãy đến gặp bác sĩ để tầm soát bệnh tật. Một vài yếu tố khác có thể dẫn đến việc tiết sữa ít hơn là lạm dụng thuốc ngừa thai, phẫu thuật vú và thói quen hút thuốc lá.

Như vậy, bất cứ người mẹ nào, dù ngực to hay ngực nhỏ đều có thể đảm bảo đủ sữa cho con bú. Ngực nhỏ, ngực không căng không phải là ít sữa. Chỉ có một số trường hợp mô tuyến vú không phát triển, người mẹ phải xạ trị hoặc phẫu thuật vú thì có thể bị ít sữa hoặc hoàn toàn không thể tiết sữa.

vicare-me-nguc-nho-co-sua-cho-con-bu-khong-body-1

Ngực không căng nhưng mẹ vẫn đủ sữa cho bé

Sau này, bé sẽ bú ổn định hơn, các tuyến vú của mẹ bắt đầu quá trình sản xuất theo nhu cầu của bé, tức là chỉ tiết sữa ở mức đủ nên bầu ngực của mẹ không căng hoặc ít căng, sờ vào thấy mềm, nhưng bé bú thì vẫn ra sữa. Như vậy, đây không phải là tình trạng ít sữa nhé. Thậm chí ngực mềm như vậy còn giúp bạn hạn chế tình trạng tắc sữa.

Khi cho bé bú, bạn để bé bú hết 1 bên ngực rồi mới bú bên còn lại. Lần sau lại đổi bên ngược lại để cả 2 bên bầu sữa đều trống. Nếu còn thừa sữa thì bạn dùng tay hoặc máy hút. Hút hết sữa rồi cho vào bình hoặc túi trữ sữa để bảo quản trong tủ lạnh. Khi thấy bầu sữa trống, tuyến sữa của bạn sẽ tiếp tục tiết sữa, và bạn lại có sữa cho con bú.

vicare-me-nguc-nho-co-sua-cho-con-bu-khong-body-2

Lưu ý cho bé bú đúng cách

Tuy vậy, với những phụ nữ sinh con đầu lòng, tức lần đầu làm mẹ, vấn đề cho con bú như thế nào là tốt nhất cho mẹ và bé vẫn là câu hỏi lớn làm các mẹ lúng túng. Dưới đây là một số bí quyết giành cho các mẹ cho con bú.

  • Cho bé bú trong 1 giờ đầu sau sinh. Việc này giúp tử cung co lại và cung cấp nguồn sữa non giàu dinh dưỡng. Sữa non chứa các yếu tố kháng thể quan trọng để bảo vệ cơ thể và tăng cường phát triển cho hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của bé.
  • Tìm sự giúp đỡ của y tá hoặc bác sĩ tư vấn để có cách cho con bú đúng đắn nhất.
  • Cho bé bú khoảng 8-12 lần mỗi ngày khi thấy bé có các dấu hiệu như tìm núm vụ mẹ, đặt tay vào miệng,...
  • Trước và sau khi bú mẹ phải lau thật sạch đầu vú bằng khăn ấm.
  • Cho bé bú đều 2 bên đầu ngực. Bú hết bầu ngực bên này mới chuyển sang bầu ngực bên trái. Mỗi lần bú khoảng từ 15 – 20 phút tùy theo nhu cầu của bé. Không nên cho bé ngậm vú quá lâu sẽ khiến bé bị ghiền ti mẹ.
  • Khi bé bú tạo ra tiếng mút nghĩa là vị trí của bé không đúng. Vì vậy, cần đặt bé sát người bạn hơn, giữ đầu để miệng bé ngậm được phần quầng vú nhiều nhất mức có thể.
  • Nếu sữa mẹ quá nhiều, có thể vắt sữa và bảo quản đúng cách để cho bé bú từ từ. Bạn có thể dự trữ sữa mẹ trong ngăn mát hoặc ngăn đá đông. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể giữ được trong 1-3 ngày và được 3 tháng nếu dự trữ trong ngăn đá đông.
  • Lưu trữ sữa mẹ phải bằng dụng cụ tiệt trùng. Hiện nay túi đựng sữa mẹ và bình trữ sữa mẹ đang được các mẹ tin dùng vì sự tiện lợi và sạch sẽ. Tuy nhiên bạn cần xem kỹ nguồn gốc xuất sứ cũng như hạn sử dụng để đảm bảo an toàn cho bé.

Thực tế cho thấy, bộ ngực nhỏ không phải là một bất lợi cho những người nuôi con bằng sữa mẹ và càng không ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa. Lượng mô béo và kích cỡ của ngực không liên quan đến khả năng tạo sữa, nên những người có ngực “khiêm tốn” vẫn có thể tạo đủ sữa như những người có bầu ngực đầy đặn. Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nếu mình có một bộ ngực nhỏ nhắn.

Xem thêm:

  • Bị áp xe vú có nên cho con bú hay không?
  • Cách cho con bú nằm cực an toàn mẹ đã biết chưa?
  • Mách bạn 6 tư thế cho con bú đúng cách