Mẹ nên làm gì khi bé bị ọc sữa và thở khò khè

Đối với các bố mẹ chăm con lần đầu, hiện tượng bé bị ọc sữa và thở khò khè thường khiến bố mẹ lo lắng vì không biết rõ nguyên nhân cũng như ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con trẻ. Vậy vì sao bé bị ọc sữa và thở khò khè? Tình trạng này báo hiệu điều gì và cách xử lý, khắc phục ra sao? Bài viết này sẽ giúp bố mẹ có thêm kinh nghiệm khi gặp hiện tượng này.

Mẹ nên làm gì khi bé bị ọc sữa và thở khò khè Mẹ nên làm gì khi bé bị ọc sữa và thở khò khè

Đối với các bố mẹ chăm con lần đầu, hiện tượng bé bị ọc sữa và thở khò khè thường khiến bố mẹ lo lắng vì không biết rõ nguyên nhân cũng như ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con trẻ. Vậy vì sao bé bị ọc sữa và thở khò khè? Tình trạng này báo hiệu điều gì và cách xử lý, khắc phục ra sao? Bài viết này sẽ giúp bố mẹ có thêm kinh nghiệm khi gặp hiện tượng này.

Bé bị ọc sữa và thở khò khè là bệnh gì?

Tuy ọc sữa, nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do thay đổi tư thế hoặc rướn người đột ngột, bú quá no... nhưng bố mẹ cần lưu ý nếu bé bị ọc sữa và thở khò khè kèm theo thì rất có thể bé bị một trong hai bệnh sau:

  • Trào ngược dịch vị dạ dày vào vòm mũi họng: Bé bị tăng tiết đờm nhớt ở vùng vòm mũi họng, gây ra hiện tượng bé bị ọc sữa và thở khò khè

  • Tăng tiết và ứ đọng đờm nhớt ở vùng mũi họng do cơ địa dị ứng: Bé ngạt mũi nhiều, thường phải thở bằng miệng khiến niêm mạc vùng họng bị khô, vùng vòm mũi do ứ đọng đờm nhớt mà trở lên khó thở.

Bên cạnh đó, thở khò khè kéo dài còn có thể là do bé gặp bệnh lý về phổi như viêm phế quản, viêm phổi hoặc hen suyễn. Vì thế mà bố mẹ nên theo dõi kỹ các triệu chứng của bé để kịp thời can thiệp nếu tình trạng nặng hơn.
vicare.vn-me-nen-lam-gi-khi-be-bi-oc-sua-va-tho-kho-khe-body-1

Phải làm gì để bé khỏi ọc sữa và thở khò khè

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị ọc sữa và thở khò khè, vì vậy mà mẹ nên chú ý phối hợp nhiều biện pháp để cải thiện tình hình:

Cho bé bú đúng cách

  • Đối với trẻ bú mẹ: Không nên để bé nằm ngửa hẳn hoặc úp hẳn vào lòng mẹ mà nên để nghiêng 30 độ. Mẹ cần ngồi trên giường hoặc ghế đủ cao, hai chân tiếp đất vững chắc khi cho bú và để bé bú vú phải trước rôi mới chuyển sang vú bên trái. Hãy giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10-15 phút rôi mới thay đổi tư thế.

  • Đối với trẻ bú ngoài: Mẹ cần chọn cho bé núm vú cao su có lỗ nhỏ vừa phải để lượng sữa bé bú vào chậm. Khi cho bú, mẹ nên tránh để bình quá đứng hoặc nằm ngang thái quá, bé sẽ không bị đầy bụng do bú cả hơi khí vào. Ngoài ra, mẹ cũng không nên nhấn bình quá mạnh vào miệng bé.

  • Nên bế bé cao đầu trong 15-20 phút sau khi bú, kết hợp với vỗ lưng giúp bé ợ hơi và đặt bé nằm nghiêng bên trái.
vicare.vn-me-nen-lam-gi-khi-be-bi-oc-sua-va-tho-kho-khe-body-2

Đặt bé ngủ nằm nghiêng, đầu gối hơi cao so với độ rộng của vai. Cần thay đổi tư thế nằm của bé thường xuyên, tránh cố định một bên.

Làm sạch vùng mũi cho bé bằng 2-3 giọt nước muối sinh lý để lỗi mũi của bé không bị tắc, gây khó thở. Hãy nghe lại để chắc chắn bé đã thở êm hơn hay chưa sau khi làm thông thoáng mũi.

Cho trẻ đi khám định kỳ, đặc biệt là chuyên khoa nhi tai – mũi – họng để phát hiện kịp thời nếu bé bị dị ứng hoặc mắc đờm cũng như được bác sĩ chỉ định thuốc hỗ trợ phù hợp.

Không tự ý dùng các loại thuốc như kháng sinh, long đờm,... để tránh dẫn đến tình trạng bệnh trở nặng hơn.

Bé bị ọc sữa và thở khò khè tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bệnh lý, mong rằng những kinh nghiệm cũng như thông tin chia sẻ trong bài viết phía trên giải đáp được phần nào thắc mắc của bố mẹ về cách xử lý khi gặp hiện tượng này ở bé.