Mẹ đói em bé trong bụng có đói theo không?

Mang thai và làm mẹ lần đầu cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cuộc đời. Giữa mẹ và thai nhi có một sự liên kết đặc biệt. Vậy mẹ đói em bé trong bụng có đói theo không? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mẹ đói em bé trong bụng có đói theo không? Mẹ đói em bé trong bụng có đói theo không?

Mang thai và làm mẹ lần đầu cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cuộc đời. Giữa mẹ và thai nhi có một sự liên kết đặc biệt. Vậy mẹ đói em bé trong bụng có đói theo không?

Mẹ đói em bé trong bụng có đói theo không?

Khi hết 3 tháng đầu thai nghén, mẹ bầu sẽ ăn rất nhiều, luôn cảm thấy cồn cào, đói bụng. Khi mẹ đói thai nhi có đói không? Đây là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu trong thai kì.

Trong 3 tháng đầu tiên, phụ nữ mang thai bị nghén, cơ thể có nhiều thay đổi, buồn nôn, chán ăn, không có cảm giác đói bụng, thậm chí bị suy nhược cơ thể, giảm cân nặng vì thai nhi đang hình thành, chưa có nhu cầu chế độ dinh dưỡng cao.

Đến tháng đầu tiên của tam cá nguyệt thứ hai, cân nặng của mẹ bầu sẽ có sự thay đổi rõ rệt, đa phần các mẹ sẽ cảm thấy thèm ăn nhiều hơn và đói nhiều. Nguyên nhân là do:

  • Thứ nhất lượng hormone trong cơ thể thay đổi nhiều, mẹ cảm thấy nôn nao, trống rỗng và đói bụng thường xuyên.
  • Thứ hai là trong giai đoạn này thai nhi bắt đầu lớn nhanh hơn, phát triển mạnh mẽ hơn, thực phẩm, dưỡng chất mẹ bầu nạp vào cơ thể sẽ có vai trò quan trọng để chuyển hóa thành dinh dưỡng nuôi thai nhi trong bụng an toàn, khỏe mạnh. Dưỡng chất sẽ cần phải đáp ứng nhu cầu của mẹ và con nên mẹ bầu nhanh đói, thèm ăn tất cả mọi thực phẩm. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Vì thế mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, khi đói cần bổ sung thức ăn vừa đủ. Các mẹ không nên bổ sung quá nhiều dinh dưỡng đặc biệt là thực phẩm nhiều đường. Tuy nhiên các mẹ bận rộn cũng không nên nhịn ăn, kén ăn dễ khiến thai nhi còi cọc, chậm tăng cân, dễ bị dị tật bẩm sinh và sinh non. Cơ thể mẹ sẽ thiếu hụt khoáng chất, dễ suy nhược, mệt mỏi.

Giữa mẹ và thai nhi có sự liên kết đặc biệt qua dây rốn nhưng không phải bất cứ khi nào mẹ đói thai nhi cũng sẽ đói.

vicare.vn-me-doi-em-be-trong-bung-co-doi-theo-khong-body-1

Làm sao nhận biết thai nhi đang đói bụng?

Mẹ bầu có biết rằng, ngoài việc phải ăn khi cảm thấy cồn cào, đói bụng thì còn có một số dấu hiệu để mẹ biết rằng con yêu trong bụng đang rất muốn ăn.

Mẹ cảm thấy chóng mặt

Nếu mẹ thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt trong thai kì thì rất có thể cơ thể đang thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, đặc biệt là sắt.

Sắt đóng vai trò quan trọng để tạo máu và vận chuyển oxy cần thiết cho cơ thể mẹ và thai nhi. Nếu mẹ bị suy nhược cơ thể do thiếu hụt dinh dưỡng thì thai nhi cũng cảm thấy đói bụng. Lúc này, mẹ cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất để thai nhi phát triển đến ngày ra đời.

Mẹ hoa mắt, chóng mặt cũng là dấu hiệu thai nhi nói rằng mẹ hãy quan tâm đến chế độ dinh dưỡng nhiều hơn. Các mẹ hãy ăn nhiều các món giàu năng lượng như thịt bò, trứng, sữa, cá, đậu, rau xanh để có một thai kì khỏe mạnh.

Thai nhi đạp liên tục

Từ tháng thứ 6, thai nhi đã hoạt động trong bụng mẹ nhiều hơn với những biểu hiện đạp, xoay người, vung tay và nhào lộn. Mặc dù không thể nói lên khi cảm thấy đói bụng, cần bổ sung dinh dưỡng nhưng thai nhi sẽ đưa ra tín hiệu bằng việc đạp nhiều hơn. Đây là lý do nhiều mẹ bầu cảm nhận được việc chuyển động, nghịch phá của trẻ thật nhiều khi mẹ đói bụng.

Nếu thai nhi đạp liên tục, mẹ bầu nên ăn một chút để bé ngoan ngoãn hơn. Ngoài bữa chính thì mẹ nên ăn đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe có thể kể đến là trái cây, hạt mac ca, hạt óc chó, đồ sấy khô... để kịp thời bổ sung khi bé đòi ăn.

Thai nhi trườn xuống bụng dưới

Thời gian ở trong bụng mẹ, trẻ sẽ ngủ ngoan nếu được yên tĩnh và no bụng. Vì vậy, nếu mẹ đột nhiên cảm thấy con chuyển động hoặc trườn xuống bụng dưới của mẹ ngoài giờ máy định kì thì có thể bé đang cảm thấy rất đói. Lúc này các mẹ hãy uống sữa hoặc nước ép trái cây, ăn nhẹ để nạp năng lượng cho cơ thể, trẻ khỏe mạnh.

vicare.vn-me-doi-em-be-trong-bung-co-doi-theo-khong-body-2

Lưu ý trong quá trình bổ sung dinh dưỡng thai kì

Chế độ dinh dưỡng trong thai kì vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến việc phát triển của thai nhi. Vì thế các mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý sau:

  • Bổ sung nhiều dưỡng chất từ rau, củ, quả để thai nhi khỏe mạnh, sức đề kháng tốt như rau xanh thẫm, súp lơ, đậu..
  • Ăn thực phẩm bổ dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, hạt óc chó, hạnh nhân, hoa quả khô để mẹ no lâu, duy trì đường huyết ổn định.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều bữa để ít cảm giác đói bụng và dạ dày không bị đầy hơi, quá tải. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn 5 bữa, 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
  • Nên tích trữ đồ ăn vặt, ăn lúc đói bụng như các loại hạt,trái cây, sữa chua
  • Mẹ bầu nên ăn chậm, nhai kĩ để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Hạn chế uống nhiều nước trước và sau bữa ăn sẽ khiến mẹ bầu không ăn được nhiều thức ăn.
  • Ăn nhiều chất xơ trong thai kì để tạo cảm giác no lâu và phòng ngừa táo bón thai kì như ngô, các loại đậu, khoai lang... Trong 3 tháng cuối thai kì mẹ có thể ăn thêm 1-2 lát bánh mì.
  • Đề phòng thiếu máu nên uống viên sắt và viên đa vi chất theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Từ khi thai kì đến 1 tháng sau sinh, bổ sung sắt, ăn nhiều rau xanh, vitamin C, quả chín để tăng cường chuyển hóa sắt.

Dinh dưỡng thai kì cực kì quan trọng, các mẹ hãy cung cấp vừa đủ dinh dưỡng cho bản thân và cho con tốt nhất.

Xem thêm:

  • Lời khuyên dinh dưỡng khỏe mạnh cho phụ nữ mang thai
  • Bỏ túi chế độ dinh dưỡng hoàn hảo khi mang thai 3 tháng đầu