Mẹ cần biết trẻ sinh non dễ mắc bệnh gì?
Do nhiều tác nhân mà tình trạng trẻ sinh non khá phổ biến ở nước ta. Trẻ sinh non là sinh thiếu tháng so với dự kiến thường chưa phát triển đầy đủ và có cơ thể yếu ớt hơn và dễ mắc bệnh hơn so với những trẻ được sinh đủ tháng. Vậy trẻ sinh non dễ mắc bệnh gì và mẹ nên phòng tránh, chăm sóc trẻ như thế nào cho đúng cách?
Mẹ cần biết trẻ sinh non dễ mắc bệnh gì?
Do nhiều tác nhân mà tình trạng trẻ sinh non khá phổ biến ở nước ta. Trẻ sinh non là sinh thiếu tháng so với dự kiến thường chưa phát triển đầy đủ và có cơ thể yếu ớt hơn và dễ mắc bệnh hơn so với những trẻ được sinh đủ tháng. Vậy trẻ sinh non dễ mắc bệnh gì và mẹ nên phòng tránh, chăm sóc trẻ như thế nào cho đúng cách?
Trẻ sinh non dễ mắc bệnh gì?
Rối loạn thân nhiệt
Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhẹ cân do sinh thiếu tháng, đặc biệt là tình trạng hạ thân nhiệt do thiếu lớp mỡ dưới da khi đó, nhiệt độ ngoài da tăng gây ra sự chênh lớn nhiệt độ làm tăng sự mất nhiệt ở cơ thể. Nếu không để ý và chăm sóc trẻ cần thận có thể dẫn đến tử vong do hạ nhiệt.
Suy hô hấp, ngạt
Đâu được coi là một trong những nguyên nhân chính gây tình trạng tử vong ở trẻ sinh non. Khoảng 4 tuần đầu sau khi sinh là giai đoạn trẻ dễ bị suy hô hấp, ngạt thở và dễ tử vong nhất. Trong đó điển hình nhất là suy hô hấp màng trong, lý giải cho điều này các chuyên gia cho biết do sinh non cơ thể bị thiếu Surfactant, một chất có chức năng giữ cho phế quản phổi không bị xẹp khi thở ra.
Rối loạn tiêu hóa
Bệnh rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng với các biểu hiện thường xuyên nôn, trớ khi ăn, trướng bụng và dễ tiêu chảy. Trong trường hợp thấy bé ói ra dịch xanh thì mẹ cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay bởi có thể trẻ bị viêm ruột hoại tử. Nếu không điều trị ngay có thể dẫn đến hoại tử hay thủng ruột gây tử vong.
Vàng da
Trẻ sinh non dễ bị bệnh vàng da do chức năng gan của trẻ chưa phát triển đủ để thực hiện chức năng chuyển hóa. Những trẻ sinh non có cận nặng <1,5kg thì 100% sẽ mắc bệnh vàng da. Bệnh vàng da thường diễn tiến nhanh và rất nguy hiểm vì vậy, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiễm độc thần kinh để lại di chứng suốt đời hay tử vong.
Bệnh lý thần kinh
Trẻ sinh non hệ thần kinh cũng rất yếu ớt, ảnh hưởng đến sự phát triển về tinh thần và thể chất. Do đó mà có nhiều trẻ dễ có các biểu hiện như co giật hay trợn mắt... thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để sớm có biện pháp can thiệp và điều trị.
Phòng tránh bệnh và chăm sóc trẻ sinh non
Với trẻ sinh non, cha mẹ cần phải chuẩn bị kỹ về kiến thức chăm sóc cũng như phòng ngừa các bệnh để trẻ có thể phát triển bình thường như những trẻ khác.
Cồn diệt khuẩn
Đây là dụng cụ cần thiết dành cho trẻ sinh non, bởi hệ miễn dịch và cơ thể yếu do đó cần phải cách ly với nấm mốc, bụi bẩn, vi khuẩn, vi trùng. Trước khi tiếp xúc với trẻ, mọi người cần phải rửa tay sát trùng để phòng tránh bệnh.
Sử dụng khăn xô, nước muối sinh lý
Chúng có tác dụng phòng chống viêm hô hấp. Với khăn xô dùng để quấn cổ vừa có tác dụng giữa ấm lại phòng tránh các bệnh như viêm họng hay ho. Nước muối sinh lý giúp trẻ tránh bị viêm mũi họng hiệu quả.
Tiệt trùng bình sữa
Để tránh bệnh rối loạn tiêu hóa, các dụng cụ cho trẻ cần được tiệt trùng nhất là bình sữa, một dụng cụ trẻ tiếp xúc trực tiếp. Do sinh non, hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu dễ bị tác động. Mẹ cần phải luộc bình sữa để tiệt trùng trước khi cho trẻ uống.
Kiểm tra thân nhiệt thường xuyên
Do trẻ sinh non dễ bị hạ thân nhiệt nên mẹ cần phải kiểm tra thân nhiệt thường xuyên xem có lạnh hay sốt. Mẹ có thể mua nhiệt kế đo trán thay vì các dụng cụ kẹp bởi nó rất dễ sử dụng và cũng cho kết quả nhanh. Khi thấy trẻ sốt >37 độ mẹ nới bớt quần áo cho trẻ, còn trong trường hợp <36,5 độ mẹ cần phải ủ ấm vì trẻ đang bị hạ thân nhiệt.
Hạn chế người tiếp xúc
Trẻ sinh non cần phải hạn chế người tiếp xúc, thậm chí là cách ly bởi những người tiếp xúc với trẻ có thể mang những mầm bệnh không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sinh non.
Qua những thông tin mà HoiBenh cung cấp chắc các mẹ đã biết trẻ sinh non dễ mắc bệnh gì cũng như cách phòng tránh và chăm sóc ra sao để hạn chế bệnh ở trẻ.
Xem thêm:
- Khi nào trẻ sinh non được ra khỏi lồng ấp?
- Trẻ sinh non đối mặt với những vấn đề gì khi phát triển?