Mẹ cần biết: Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Cha mẹ vì thế cũng cần lưu ý hơn trong vấn đề ăn uống của trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc với các nguồn lây bệnh để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Mẹ cần biết: Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột Mẹ cần biết: Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Cha mẹ vì thế cũng cần lưu ý hơn trong vấn đề ăn uống của trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc với các nguồn lây bệnh để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Nhiễm khuẩn đường ruột là gì?

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh nhiễm khuẩn có tỷ lệ tử vong cao thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh thường tập trung ở trẻ dưới 3 tuổi. Khi bị bệnh, trẻ sẽ bị tiêu chảy, phân nhầy, biếng ăn, sút cân, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển thể chất và cân nặng của trẻ.

Do đó cần có phương pháp chăm sóc trẻ, điều trị thích hợp và kịp thời là yêu cầu bắt buộc để giúp trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe.

Gia đình không nên tự mua thuốc điều trị khi nhận thấy những biểu hiện ban đầu (tiêu chảy, sốt) để tránh trường hợp bệnh không khỏi còn nặng hơn đến giai đoạn sốc (sốt cao, xuất huyết dạ dày) mới đưa vào viện.

vicare.vn-me-can-biet-cach-cham-soc-tre-bi-nhiem-khuan-duong-ruot-body-1

Vì sao trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột dễ dàng?

Nhiễm khuẩn đường ruột hay nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ thường do các vi khuẩn dạng campylobacter và vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) hay còn được gọi với cái tên vi khuẩn đại tràng gây ra. Đây cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến nhất trên toàn thế giới ở mọi lứa tuổi.

Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng mắc nhiều nhất vì hệ tiêu hóa của trẻ những năm đầu đời chưa phát triển hoàn thiện, còn non yếu. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh cũng khác nhau ở các nước: Với các nước phát triển, trẻ dưới 5 tuổi và thiếu niên có tỷ lệ mắc cao nhất, tỷ lệ cao nhất này lại rơi vào nhóm dưới 2 tuổi ở các nước đang phát triển.

Cách thức lây nhiễm chủ yếu là do tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn, trong đó ổ chứa vi khuẩn là động vật, gia súc và gia cầm. Chính sự gần gũi của trẻ với các dạng vật nuôi khi kháng thể trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nhiềm bệnh.

Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em có biểu hiện và triệu chứng gì?

Khi bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính sẽ có các đặc điểm điển hình như tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sốt, buồn nôn và nôn. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài suốt giai đoạn nhiễm khuẩn, thường từ 2-5 ngày cũng có thể là từ 1-10 ngày tùy thể trạng từng người.

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi trẻ bị nhiễm bệnh này đó là trẻ đi đại tiện phân lỏng, có thể lẫn với chất nhày và có bạch cầu. Nếu không sử dụng kháng sinh để điều trị thì cơ thể có thể đào thải vi khuẩn ra ngoài trong vòng từ 2-7 ngày.

vicare.vn-me-can-biet-cach-cham-soc-tre-bi-nhiem-khuan-duong-ruot-body-2

Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Một số phụ huynh không biết rằng ăn uống kiêng khem quá mức khi trẻ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa sẽ khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng và khó hồi phục bệnh. Vậy lúc trẻ bị bệnh thì cần một chế độ dinh dưỡng như thế nào?

  • Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Cho trẻ ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng như cháo, súp, sữa, nước trái cây.
  • Thường xuyên đổi món ăn và cách chế biến để phù hợp với khẩu vị của trẻ.
  • Bổ sung thêm men tiêu hóa từ những thực phẩm như giá đỗ, các hạt nảy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.
  • Với trẻ còn bú mẹ cần tăng thêm cữ bú và thời gian bú. Nếu trẻ không bú được thì vắt sữa mẹ cho trẻ ăn bằng thìa.
  • Bổ sung thêm nước cho trẻ: Như cho uống thêm nước hoa quả tươi, bù nước nước và điện giải bằng oresol pha đúng cách, nước cháo muối...
  • Tăng thêm bữa và cho trẻ ăn như bình thường khi trẻ hết bệnh.
  • Thực phẩm nên dùng khi trẻ mắc bệnh gồm có gạo, khoai tây, các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ; Thịt gà, bò, thăn lợn, trứng, sữa; Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn; Các loại quả tươi: cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa...
  • Thực phẩm cần tránh trong thực đơn cho con gồm các thức ăn thô nhiều chất xơ như: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng... Nước ngọt có ga, đồ lạnh, thức ăn quá nguội lạnh.

Xem thêm:

  • Nhiễm trùng đường ruột ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như thế nào?
  • Trẻ bị viêm đường ruột nên có chế độ ăn như thế nào?
  • Phòng tránh nhiễm khuẩn đường ruột cho trẻ